CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
3.3.3. Cơ chế điều phối kết nối vùng trong phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình
Tính đến nay, hoạt động kết nối vùng trong phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Bình cũng như các địa phương khác ở vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung bộ chưa thiết lập một cơ chế liên kết theo hình thức bắt buộc được điều phối bởi Hội đồng vùng do Chính phủ hay Bộ ngành chỉ đạo thực hiện. Thay vào đó, việc liên kết hợp tác giữa các địa phương trong vùng được thực hiện theo cơ chế liên kết tự nguyện được lập ra trên cơ sở sáng kiến của lãnh đạo các địa phương trong vùng với việc thành lập Ban điều phối phát triển du lịch, trong đó cử luân phiên từng địa phương làm trưởng nhóm hợp tác. Điều này có thể dẫn chứng qua mơ hình hợp tác kết nối du lịch vùng Bắc Trung Bộ và giữa Quảng Bình với các tỉnh thành như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam (Chi tiết được trình bày ở phụ lục 21). Ban Điều phối được thành lập trên cơ sở hiệp thương giữa các sở du lịch địa phương nhằm làm đầu mối xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức triển khai các hoạt động chung theo cơ chế luân phiên từng Sở du lịch sẽ đảm nhận trưởng ban điều phối trong một năm.
Kết quả phỏng vấn tại Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho thấy, cơ chế kết nối vùng trong phát triển du lịch giữa tỉnh Quảng Bình với các địa phương khác trong vùng và ngoại vùng chủ yếu dựa vào vai trò của các Sở du lịch trực tiếp chỉ đạo, điều hành các hoạt động hợp tác liên kết với đầu mối là ban điều phối chung. Ngoài ra, sự tham gia của Hiệp hội du lịch ở các địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối cộng đồng doanh nghiệp du lịch của từng địa phương để cùng đồng hành tham gia các chương trình liên kết vùng, trong đó phải kể đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính để hình thành quỹ điều phối và triển khai các chương trình hoạt động.
Có thể cho rằng, Ban Điều phối du lịch vùng hiện nay không phải là một định chế trong hệ thống tổ chức nhà nước, không phải là một tổ chức được Nhà nước công nhận và liên kết phát triển du lịch chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu liên kết dựa trên sự chuyên mơn hóa hay phân cơng lao động theo chuỗi giá trị du lịch chung của vùng trong điều kiện vận hành của cơ chế thị trường. Ban Điều phối vùng khơng có quyết định (hoặc chủ trì phối hợp quyết định) các dòng ngân sách hỗ trợ của nhà nước đối với phát triển hạ tầng và xúc tiến quảng bá du lịch vùng như một điểm đến thống nhất. Với cơ chế như hiện nay thì việc thực hiện liên kết vùng chỉ dừng lại ở cấp độ quản lý nhà nước, các hiệp hội du lịch. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay liên kết với nhau để tạo ra những sản phẩm chung của vùng, liên kết trong đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác các sản phẩm du lịch chung của vùng.