Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 102 - 105)

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2010 2015 2016 2019 Tốc độ tăng BQ (%/năm) Cơ cấu (%) năm 2019 Tổng số lao động ngành du lịch 7.957 9.336 9.663 10.130 3,51 Theo trình độ

Đại học và sau đại học 1.182 1.540 1.594 1.771 5,95 17,48

Cao đẳng 758 930 1.010 1.001 4,05 9,88

Trung cấp 1.512 1.895 1.986 2.116 4,92 20,89

Sơ cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ 980 1.036 1.087 1.184 2,74 11,69

Chưa qua đào tạo 3.525 3.935 3.986 4.058 2,03 40,06

Theo ngành đào tạo (tính từ sơ cấp trở lên)

Ngành du lịch 1.710 2.084 2.191 2.403 4,98 39,58

Ngành khác 2.722 3.317 3.486 3.669 4,36 60,42

(Nguồn: Số liệu điều tra du lịch – Chi cục Thống kê Đồng Hới)

Có thể dẫn chứng về hiện trạng số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch ở thành phố Đồng Hới – là trung tâm du lịch lớn của tỉnh Quảng Bình. Báo cáo thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch ở Đồng Hới chưa qua đào tạo chiếm đến 40%, trong khi tỷ lệ đại học và sau đại học còn khá khiêm tốn (chiếm 17%). Đặc biệt, trong tổng số lao động đã qua đào tạo (tính từ sơ cấp trở lên) nhưng khơng đúng ngành thì có đến 60. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp du lịch ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khi sử dụng phần lớn lực lượng lao động trái ngành, dẫn đến thiếu chuyên môn nghiệp vụ; thái độ, phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp.

3.3.5. Thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình triển du lịch tỉnh Quảng Bình

3.3.5.1. Tình hình liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình

Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra khảo sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2019, có khoảng 72,45% doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động liên kết với các đối tác. Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên kết trong phát triển du lịch cũng khác nhau. Đối với các đơn vị lữ hành, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia liên kết là 100%; trong khi tỷ lệ này ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng là 78% và cở sở lưu trú là 63,93% (Chi tiết

Nếu như xét về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp quy mơ vừa có tỷ lệ tham gia liên kết cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ (tương ứng 69,8% so với 21,3%). Điều này cho thấy nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh cũng như điều kiện về nguồn lực của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia vào các hoạt động hợp tác liên kết trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình, đồng thời đây cũng chính là thực trạng chung hiện nay ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong cả nước.

Liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch và các dịch vụ đi kèm (lưu trú, vận chuyển và ăn uống) được các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện, với tỷ lệ tham gia là 90,2%; tiếp đến là liên kết để thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch (có khoảng 37,5% doanh nghiệp tham gia) và thấp nhất là liên kết đào tạo nguồn nhân lực (khoảng 22% doanh nghiệp). Qua điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các cơ sở lưu trú quy mô lớn (các khách sạn 4 – 5 sao) đều liên kết với các doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm quảng bá sản phẩm trên các Website du lịch nổi tiếng như “tripadvisor.com”; “agoda.com”. Đặc biệt, một số cơ sở

homestay (điển hình như Jungle Boss Homestay và Phong Nha Farmstay) có sự liên kết rất chặt chẽ với các đối tác chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến sản phẩm du lịch trên thế gới để đặt phòng trực tuyến dành cho du khách quốc tế (telegraph.co.uk; lonelyplanet.com...). Điển hình trong số các doanh nghiệp lữ hành ở Quảng Bình là Cơng

ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis Adventure Tours) đã thực hiện nhiều chương trình liên kết với các hãng truyền thông lớn trên thế giới nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch của Công ty:

“Oxalis có nhiều chương trình tun truyền quảng bá trên tạp chí của thế giới như National Geographic, New York Times. Đặc biệt, trong tháng 8/2015, Công ty Oxalis đã phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mời đồn làm phim Chanel 5 của Singapore thực hiện phóng sự về hang Sơn Đoòng cùng một số địa phương khác trên toàn quốc và được trình chiếu trên kênh tiếng Anh của Đài Truyền hình Singapore vào tháng 01/2016. Gần đây nhất, Công ty đã liên kết với hãng phim Hollywood (Mỹ) để đưa đoàn làm phim đến Phong Nha – Kẻ Bàng nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh VQG PNKB ra thế giới thông qua các bộ phim "Bom tấn" nổi tiếng.” [Kết quả phỏng vấn chuyên sâu tại Oxalis Adventure Tours].

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Hình 3.8. Hình thức tổ chức kết nối vùng

trong phát triển du lịch của các doanh nghiệp Quảng Bình

Về hình thức liên kết, có khoảng 11% doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đồng hành tham gia các chương trình chung của Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Bình; 25,05% doanh nghiệp lựa chọn theo hình thức tự tổ chức; và có đến 63,6% doanh nghiệp kết hợp đồng thời cả 2 hình thức trên. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tổng thể của Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng các chương trình hoạt động và đóng góp kinh phí để tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch ở các địa phương, các trung tâm du lịch ở trong và ngoài nước. Qua điều tra, các ý kiến doanh nghiệp đều cho rằng, việc tham gia các chương trình kết nối vùng do Sở Du lịch chủ trì tổ chức đã giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời có nhiều cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc và thỏa thuận cơ chế hợp tác với nhiều đối tác, đặc biệt là những đối tác tiềm năng có nguồn lực mạnh ở các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.

Sau đây là ghi nhận ý kiến trả lời của đại diện Công ty TNHH Thông tin và Du lịch Netin: “Khoảng từ tháng 12 hàng năm, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Bình đều xây dựng các chương trình kết nối vùng trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch để báo cáo Hiệp hội Du lịch tỉnh và đăng ký tham gia các chương trình chung do Sở Du lịch Quảng Bình tổ chức. Việc tham gia chương trình chung này là thường niên và giúp các hãng lữ hành như chúng tơi có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường du lịch lớn trong và ngồi nước”.

Khi được hỏi về hình thức thực hiện kết nối vùng, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, việc liên kết giữa các doanh nghiệp được thực hiện qua sự thỏa thuận nhưng không được thể hiện bằng văn bản, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

vận tải, dịch vụ ăn uống. Điều này cho thấy liên kết giữa các doanh nghiệp vẫn chưa được tổ chức thực hiện chặt chẽ, thiếu sự cam kết thỏa thuận bằng các hợp đồng và văn bản pháp lý nhằm ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi giữa các bên khi tham gia hợp tác liên kết.

3.3.5.2. Phân tích mạng lưới liên kết giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch

Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm Ucinet đã tính tốn các chỉ số đo lường mức độ liên kết du lịch giữa các bên liên quan trong nội bộ tỉnh Quảng Bình (mạng lưới liên kết nội bộ) và liên kết giữa các bên liên quan bên trong và ngồi tỉnh Quảng Bình (mạng lưới liên kết tổng thể), đồng thời trích xuất sơ đồ cấu trúc mạng lưới liên kết.

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)