PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1. Vùng và kết nối vùng trong phát triển du lịch
1.1.3. Khái niệm kết nối vùng
Trước khi trình bày khái niệm kết nối vùng, tác giả làm rõ thuật ngữ "kết nối" về phương diện ngữ nghĩa.
Từ điển tiếng Việt đã giải thích nghĩa của từ "kết nối": làm cho các phần đang tách rời được nối liền lại, gắn liền lại với nhau. Trong khi đó, Từ điển tiếng Anh giải
thích thuật ngữ "kết nối (connection)" có nghĩa là: một mối quan hệ mà trong đó người, sự vật hoặc ý tưởng được liên kết, tức là liên kết với các sự vật khác. Cũng theo Từ điển tiếng Anh, các từ đồng nghĩa với "kết nối", gồm: liên kết (link); mối quan hệ (relationship); quan hệ (relation); sự liên quan (relatedness); interrelation (tương quan, tương tác) [120]. Trong đó, thuật ngữ "liên kết" được ưu tiên sử dụng đầu tiên để thay thế "kết nối". "Liên kết" được từ điển tiếng Anh giải thích rằng: là mối quan hệ giữa 2 sự vật
hoặc tình huống, nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng của sự vật này đến sự vật kia và ngược lại. Với tính chất có thể thay thế giữa 2 thuật ngữ này, nhiều nghiên cứu trước đây đã sử
dụng thuật ngữ "liên kết vùng" thay vì "kết nối vùng", do đó trong phạm vi nghiên cứu luận án, cụm từ "kết nối vùng" cũng được hiểu theo nghĩa "liên kết vùng" hoặc được sử dụng để diễn đạt hàm ý "liên kết vùng". Vậy, kết nối (liên kết) vùng là gì?
Trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế học”, Perroux (1950) đã đưa ra khái niệm liên kết kinh tế theo cách tiếp cận tính lan tỏa dựa vào các cực tăng trưởng [83].
Quan điểm của ơng là thiết lập các vùng có các ngành với các doanh nghiệp lớn có sức hút mạnh, tức là tập trung các hoạt động kinh tế ở những khu vực năng động nhất tạo nên "cực tăng trưởng" của vùng. Các cực tăng trưởng này có sức lan tỏa, và sức hút dịng hàng hóa ngun liệu và lao động trong các khu vực khác của vùng và ngoài vùng. Sự tác động lan tỏa này sẽ thúc đẩy hình thành khơng gian liên kết kinh tế và mạng lưới bn bán, và hình thành một tập hợp các liên kết kinh tế giữa cực tăng trưởng và các vùng xung quanh. Đây có thể là những quan niệm đầu tiên trong liên kết kinh tế dựa vào sự lan tỏa của các cực tăng trưởng. Tuy nhiên, đây cũng chính là những tiền đề quan trọng để hình thành nên trường phái nghiên cứu về kết nối vùng trong phát triển kinh tế [13].
Dựa trên những quan điểm của Perroux, tác giả Boudeville (1974) đã phân tích các vấn đề quy hoạch phát triển vùng dựa trên các lợi thế phát triển và cực tăng trưởng.
Jacques cho rằng “tính phụ thuộc lẫn nhau của các ngành trong phát triển thương mại và sản xuất sẽ thúc đẩy liên kết vùng phát triển” [50]. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế chính là dựa trên lợi thế kinh tế theo qui mơ, từ đó giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh.
Tiếp cận theo quan điểm kinh tế học, Hirschman (1958) cho rằng: “Liên kết vùng là
quá trình liên kết ngược và xi các dịng chảy thị trường hàng hóa diễn ra trên một khơng gian lãnh thổ nhất định” [68].
Nguyễn Văn Khánh và cộng sự (2017) đã đưa ra khái niệm liên kết vùng, tiểu vùng:
là một chuỗi các hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng về các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa của các chủ thể khác nhau trên cơ sở tự nguyện vì những lợi ích chung của các bên tham gia, được tiến hành trên một khoảng không gian xác định (khơng gian địa lý, khơng gian văn hóa, khơng gian phát triển kinh tế…) [16]. Trần Thị Thu Hương (2017) cho rằng, liên kết vùng là sự hợp tác và chia sẻ thông tin, nguồn lực, hoạt động và khả năng của các tổ chức trong vùng nhằm đạt được mục tiêu chung (hay kết quả đầu ra chung) mang lại lợi ích chung cho tồn vùng mà khơng một tổ chức riêng lẻ nào có thể đạt được [15]. Ngoài
ra, tác giả Trần Thị Thu Hương đã định nghĩa về liên kết các địa phương trong vùng: là mối quan hệ tương tác, qua lại giữa các chính quyền địa phương cấp tỉnh trong vùng (hay còn gọi là liên kết nội vùng). Đây là hình thức liên kết giữa hai hay nhiều chính
quyền địa phương cấp tỉnh trong một vùng nhằm mang lại lợi ích cho các bên và lợi ích chung cho toàn vùng mà khơng một chính quyền địa phương riêng lẻ nào có thể giải quyết được. Như vậy, liên kết vùng là một khái niệm rộng, bao hàm rất nhiều chủ thể tham gia liên kết (như: chính quyền địa phương, trường học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,..) [15].
Hoàng Văn Hoa (2019) đưa ra khái niệm liên kết vùng: là việc hợp tác giữa các chủ thể nhằm biến tiềm năng và lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh của vùng thơng qua việc hình thành một khơng gian kinh tế chung theo hướng tập trung nguồn lực nhằm tạo ra quy mơ và chun mơn hóa sản xuất trong vùng [12].
Nguyễn Quốc Toàn (2020) cho rằng: liên kết vùng trong phát triển kinh tế là tổng thể các hoạt động hợp tác giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh và/hoặc các chủ thể chính quyền cùng các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, tài chính… trong tồn vùng nhằm thiết lập các mơ hình liên kết kinh tế, xây dựng thể chế điều phối vùng, nâng cao chất lượng các
hoạt động hỗ trợ như giáo dục đào tạo, cơ sở hạ tầng… để cải thiện hiệu quả kinh tế toàn vùng, thúc đẩy năng lực cạnh tranh vùng, phát triển các ngành kinh tế động lực và phát huy sức lan tỏa kinh tế của lãnh thổ trọng điểm trong vùng [32].
Quan điểm của tác giả cho rằng: kết nối vùng là quá trình hợp tác, liên kết giữa một
địa phương với một hay nhiều địa phương khác trong cùng một vùng kinh tế - xã hội hay vùng du lịch (kết nối nội vùng) hoặc với một hay nhiều địa phương khác ngoài vùng kinh tế - xã hội/vùng du lịch (kết nối ngoại vùng), được tổ chức thực hiện bởi các chủ thể nhà nước (giữa các chính quyền trung ương, địa phương) hoặc tư nhân (giữa các doanh nghiệp, tổ chức) nhằm hình thành một khơng gian kinh tế chung theo hướng tập trung nguồn lực hoặc chun mơn hóa sản xuất mang lại lợi ích cho các bên tham gia quá trình liên kết.
Như vậy, kết nối vùng thực chất là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và khơng gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho toàn vùng, cho mỗi địa phương trong vùng khi tham gia các hoạt động liên kết vùng. Kết nối vùng làm tăng khả năng kết nối về mặt không gian kinh tế - tự nhiên và kinh tế - xã hội; tăng hiệu quả quản lý vĩ mô và vi mô của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp; tạo lợi thế so sánh trong cạnh tranh và động lực phát triển để phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả và bền vững và đặc biệt là mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia liên kết.
Mặt khác, trong điều kiện tồn cầu hóa, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trở nên cởi mở hơn, được diễn ra ở cấp độ song phương (giữa 2 quốc gia) lẫn đa phương (giữa nhiều quốc gia), và đạt đến một mức độ cao nhất là hình thành cộng đồng kinh tế (ví dụ như liên minh Châu Âu EU, ASEAN, ...) thì phạm vi hoạt động kết nối vùng được diễn ra theo tính chất xuyên biên giới, tức là giữa một địa phương/vùng của quốc gia này với quốc gia khác. Khi đó kết nối vùng đã làm phá vỡ những rào cản về mặt kỹ thuật cũng như thiết chế giữa các quốc gia; sự hiện hữu về đường biên giới quốc gia lúc này chỉ mang tính chất phân định phạm vi lãnh thổ và quyền tài phán của từng quốc gia, nhưng không cịn là rào cản của q trình hợp tác, liên kết vùng, mà thay vào đó là các văn bản cam kết hợp tác giữa các bên sẽ được xây dựng trên tinh thần thống nhất chung phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo cơ hội giao thương hàng hóa, đi lại giữa các quốc gia, trong đó có hoạt động du lịch.