Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Khái quát tình hình phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

3.2.1. Nguồn lực và lợi thế so sánh phát triển du lịch

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm về nguồn lực (xem chi tiết tại Phụ lục 18), có thể nhận thấy những lợi thế so sánh về du lịch của tỉnh Quảng Bình so với các địa phương khác, bao gồm:

Thứ nhất, Du lịch di sản văn thiên nhiên thế giới VQG PNKB : Có thể khẳng định

đây là lợi thế tuyệt đối để Quảng Bình phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương.

Thứ hai, Du lịch biển, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng biển: Đây cũng được xem là

tiềm năng và lợi thế du lịch của tỉnh Quảng Bình khi vùng biển Quảng Bình được đánh giá là có nhiều bãi biển đẹp, với đặc sản hải sản Quảng Bình được du khách rất ưa chuộng, đặc biệt là khách trong nước đến từ các tỉnh phía Bắc.

Thứ ba, Vị trí địa lý: Quảng Bình nằm trong vùng mặt tiền của Việt Nam, nhìn ra biển

Đơng, có vị trí địa lý thuận lợi, có ý nghĩa chiến lược về liên kết du lịch Bắc - Nam, Đông - Tây; có quan hệ chặt chẽ với Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanmar. Đặc điểm này cho phép Quảng Bình thực hiện kết nối du lịch thuận lợi với các vùng/địa phương khác trong nước (thông qua hệ thống đường quốc lộ, đường sắt xuyên Việt và sân bay) cũng như với khu vực và quốc tế bằng đường bộ (cửa khẩu quốc tế Cha Lo).

3.2.2. Lượng khách và doanh thu du lịch

Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong giai đoạn 2017 – 2019, số lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng lên nhanh chóng qua các năm, bao gồm cả khách nội địa và quốc tế. Nếu như năm 2017 tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình (gồm cả khách lưu trú và không lưu trú) ước đạt khoảng 3.300 lượt (trong đó 100 lượt khách quốc tế) thì đến năm 2019 tổng lượng khách đến du lịch tại Quảng Bình là 5 triệu lượt khách, tăng 51,52% so với năm 2017, trong đó lượng khách quốc tế đạt 270 lượt (tăng 2,7 lần so với năm 2017).

Hiện nay, du lịch Quảng Bình chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm du lịch gắn với Di sản thế giới VQG PNKB và du lịch biển, với 2 trung tâm du lịch trọng điểm

của tỉnh, gồm Khu du lịch VQG PNKB và thành phố Đồng Hới. Mặc dù du lịch Quảng Bình vẫn hình thành nên các cụm du lịch theo đúng nghĩa, nhưng dựa vào bản đồ du lịch có thể phân thành 03 cụm du lịch cơ bản, gồm: cụm phía bắc (gồm các điểm du lịch gắn với di tích lịch sử, văn hóa và du lịch biển: Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đèo Ngang, Vũng Chùa – Đảo Yến; Làng Bích họa Cảnh Dương; Bãi Đá Nhảy; thành phố Đồng Hới); cụm Du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng (hệ thống hang động: Phong Nha, Động Thiên Đường, Sơn Đoòng; Suối Nước Moọc; Sông Chày – Hang tối, ...); Cụm du lịch phía Nam: Suối Bang; Chùa Hoằng Phúc; Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Mặc dù lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã có sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, nhưng xét về cơ cấu cho thấy khách du lịch đến Quảng Bình chủ yếu vẫn là khách nội địa, trong khi tỷ lệ khách quốc tế còn khá khiếm tốn (chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượt khách đến thăm quan du lịch trong giai đoạn 2017 - 2019).

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sở Du lịch Quảng Bình)

Hình 3.2. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2017 – 2019

Báo cáo từ Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình chủ yếu tập trung vào các thị trường truyền thống như: Asean, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước trong khối EU, khu vực Bắc Mỹ (đặc biệt là thị trường Mỹ), Nga và Đông Âu. Đặc điểm khách du lịch quốc tế khi đến Quảng Bình chủ yếu là để thăm quan hệ thống hang động, khám phá du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; đồng thời số ngày lưu trú bình qn từ 2 – 3 ngày và có mức chi tiêu cao. Ngược lại, khách du lịch nội địa chủ yếu là thị trường khu vực Bắc Bộ (đặc biệt là Hà Nội), thị trường các đô thị khu

vực miền Trung (Huế, Đà Nẵng), thị trường khách du lịch từ TP. Hồ Chí Minh và các đơ thị lớn phía Nam, với số ngày du lịch ngắn (bình quân khoảng 1 – 2 ngày) và chi tiêu ở mức thấp.

(Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Bình)

Hình 3.3. Số lượng khách du lịch nội địa đến Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2019

Xét về lượng khách theo đơn vị kinh doanh phục vụ, số lượng khách du lịch nội địa do các cơ sở lưu trú phục vụ đạt ở mức 758 nghìn lượt trong năm 2017 và đến năm 2019 tăng lên 965 nghìn lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này đạt ở mức 2,72%/năm. Điểm đáng chú ý ở đây là khách du lịch nội địa đến Quảng Bình trong năm 2016 đã giảm mạnh do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển bởi hoạt động xả thải gây ô nhiễm từ nhà máy gang thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nếu như so sánh với một số địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ thì khả năng thu hút khách du lịch đến Quảng Bình vẫn cịn thấp hơn nhiều so với tỉnh Thừa Thiên Huế và thậm chí thấp hơn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Đặc biệt, khi đối sánh với với các địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì số lượng khách đến các tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hịa và Bình Thuận cao gấp nhiều lần so với Quảng Bình, trong đó có cả khách du lịch quốc tế. Điều này cho thấy việc tăng cường liên kết địa phương, liên kết vùng (trong đó ưu tiên các trung tâm du lịch lân cận như Huế, Đà Nẵng, Hội An) nhằm phát triển các tour du lịch và dẫn khách du lịch (đặc biệt là khách quốc tế) đến với Quảng Bình.

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê của các địa phương)

Hình 3.4. Tổng số lượt khách du lịch đến các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách du lịch, tổng thu từ du lịch (tổng thu xã hội do ngành du lịch tạo ra) của tỉnh Quảng Bình cũng tăng lên hàng năm. Báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết tổng thu xã hội từ du lịch của tỉnh Quảng Bình năm 2019 đạt trên 5,7 nghìn tỷ đồng, trong đó thu từ dịch vụ ăn uống chiếm đến 70,25% (tương ứng 4,04 nghìn tỷ đồng); thu từ dịch vụ lưu trú đạt khoảng 326 tỷ đồng (chiếm 5,7%); và các dịch vụ khác (gồm vận tải khách du lịch, phí thăm quan, phí dịch vụ khác,...) đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,08%.

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sở Du lịch Quảng Bình và Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình)

Như vậy, so với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ, doanh thu du lịch tỉnh Quảng Bình vẫn cịn thấp hơn nhiều (xếp ở vị trí thứ 4/6 địa phương). Hơn nữa, nếu so với các tỉnh thành thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thì Quảng Bình bị nhiều địa phương bỏ xa về chỉ tiêu tổng doanh thu từ khách du lịch. Hiện nay, Đà Nẵng là địa phương có doanh thu du lịch cao nhất vùng (xấp xỉ 31 nghìn tỷ đồng trong năm 2019), chiếm đến 31,8% tổng thu từ du lịch toàn vùng, xếp ở vị trí thứ 2 là Khánh Hòa (27,1 nghìn tỷ đồng), tiếp đến là Quảng Nam (khoảng 14 nghìn tỷ đồng tỷ đồng).

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê của các địa phương)

Hình 3.6. Tổng thu từ du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2019

Một phần của tài liệu Luận án kết nối VÙNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH THEO HƯỚNG bền VỮNG (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)