CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
3.6.1. Các yếu tố tích cực tạo ra cơ hội kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay về khía cạnh mơi trường tự nhiên đó chính là việc bảo tồn nguyên vẹn giá trị Di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB. Như đã trình bày ở phần trước, các sản phẩm du lịch ở khu vực VQG PNKB phần lớn được liệt vào nhóm sản phẩm du lịch đại trà như Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Suối nước Moọc, Sông Chày – Hang tối. Đây là những sản phẩm du lịch có sức chứa thấp, thêm nữa là sản phẩm được khách du lịch nội địa lựa chọn tham quan khi đến Quảng Bình, điều này dẫn đến tình trạng quá tải vào mùa cao điểm và cũng đồng nghĩa tác động đến môi trường sinh thái của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PNKB.
Như vậy, du lịch Quảng Bình vẫn đang trong giai đoạn phát triển, sức lan tỏa của ngành đối với kinh tế - xã hội của địa phương chưa đủ lớn. Từ thực tiễn này, các chính sách hợp tác kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình chủ yếu tập trung trọng tâm vào việc đạt mục tiêu tăng trưởng về lượng của ngành du lịch, trong khi chưa chú trọng đến tăng trưởng về chất, hay nói cách khác là chưa gắn liền với mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững.
3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình Quảng Bình
3.6.1. Các yếu tố tích cực tạo ra cơ hội kết nối vùng trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình Quảng Bình
Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên sâu và thu thập các thông tin số liệu thứ cấp, nghiên cứu này nhận diện và tóm lược một số yếu tố đã và đang tạo ra những cơ hội cho
ngành du lịch Quảng Bình có thể đón nhận và nắm bắt được để đẩy mạnh kết nối vùng du lịch, bao gồm: 1) Bối cảnh khu vực và trong nước; 2) Vị thế của du lịch vùng; 3) Chính sách vĩ mơ.
3.6.1.1. Bối cảnh khu vực và trong nước
Nhu cầu du lịch ln tăng trên phạm vi tồn cầu và xu thế dịch chuyển dòng khách du lịch quốc tế từ khu vực châu Âu sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương là xu thế rõ rệt và khơng thể đảo ngược. Trong đó, Đơng Nam Á là địa bàn có mức tăng trưởng du lịch vào loại lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Năm 2019, Châu Á và Thái Bình Dương đón 360,6 triệu lượt khách quốc tế, chiếm 24,7% tổng lượng khách quốc tế toàn cầu. Trong bối cảnh hầu hết các khu vực trên thế giới tăng trưởng chậm lại, khu vực châu Á và Thái Bình Dương vẫn duy trì tăng trưởng mức 3,7%. Trong đó, tăng trưởng của Châu Á và Thái Bình Dương được thúc đẩy nhờ vào động lực từ khu vực Đông Nam Á (+6,7%) và Nam Á (+7,4%) (Phụ lục 36). Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phát triển và sự phát triển du lịch Quảng Bình khơng phải là ngoại lệ nhất là khi tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý thuận lợi.
So với các quốc gia đang phát triển khác ở Đông Nam Á, lượng khách du lịch quốc tế ở Việt Nam tăng mạnh đã tạo điều kiện để quốc gia chiếm lĩnh thị phần về cầu du lịch trong khu vực, đưa số khách lên sát mức hàng đầu trong khu vực. Trong 5 năm và 10 năm qua, tăng trưởng về lượt khách quốc tế vào Việt Nam liên tục cao hơn so với đối thủ cạnh tranh là các quốc gia đang phát triển tại Đông Nam Á. Rõ ràng, Việt Nam đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị phần, khơng chỉ tính trên tổng lượt du khách đến với các quốc gia đang phát triển ở trong khu vực, mà cả trên tổng lượng khách đến toàn bộ khu vực Đông Á, bao gồm cả các thị trường du lịch lớn hơn và phát triển như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này tạo ra nhiều cơ hội lớn để du lịch Quảng Bình đẩy mạnh kết nối các vùng, trung tâm du lịch lớn trong nước nhằm thu hút lượng khách du lịch quốc tế.
Nếu như xét theo thị trường gửi khách quốc tế đến Việt Nam thì khu vực Đông Bắc Á dẫn đầu về số lượng khách đến Việt Nam trong năm 2019, trong đó Trung Quốc xếp thứ nhất với 5,8 triệu lượt (tăng 16,9%); tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc với 4,3 triệu lượt khách (+23,1%); Nhật Bản 952 nghìn lượt (+15,2%), Đài Loan 927 nghìn lượt (+29,8%). Mỹ và Nga tiếp tục duy trì vị trí thứ 5 và 6 với mức tăng trưởng 8,6% và 6,6%.
Malaysia xếp ở vị trí thứ 7 với tăng trưởng 2 con số (+12,2%). Đáng chú ý, Thái Lan đã vượt qua Úc để đứng ở vị trí thứ 8 sau một năm tăng trưởng đột phá (+45,9%). Anh duy trì vị trí thứ 10, tăng ở mức ổn định 5,7% (Phụ lục 37, 38).
3.6.1.2. Vị thế của du lịch vùng
Quảng Bình nằm ở vị trí trung tâm của vùng du lịch Bắc Trung Bộ và gần với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - là những vùng có tốc độ tăng trưởng cao về lượng khách và doanh thu du lịch trong nhiều năm liền. Với những lợi thế và nguồn lực phát triển như đã phân tích, du lịch ln có vị thế là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, do đó du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Ở cấp độ địa phương, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, tiềm năng tài nguyên du lịch và các nguồn lực có liên quan, ngay từ những năm 2000, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng, trong đó có Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bình Thuận đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của các Sở du lịch địa phương)
Hình 3.18. Đóng góp trực tiếp của du lịch vào GRDP ở một số địa phương vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và đặc sắc, đặc biệt là du lịch biển đảo, du lịch di sản ngay từ trong chiến lược phát triển Việt Nam, ngay từ giai đoạn 1995 - 2010, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ đã được xác định là “tương lai” của du lịch Việt Nam. Nói một cách khác là cùng với thời gian, vai trò vùng trọng điểm của du lịch Việt Nam là vùng phía Bắc với trung tâm thủ đơ Hà Nội và vùng phía Nam
với trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh sẽ “chuyển dần” sang vùng Trung Bộ (Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ) với trung tâm của vùng là Đà Nẵng, Nha Trang - Khánh Hịa và Thừa Thiên Huế.
3.6.1.3. Chính sách vĩ mơ
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Bình đang đứng trước những thời cơ hết sức thuận lợi để phát triển, đồng thời chủ động thực hiện liên kết ngành nhằm gia tăng sức mạnh tổng hợp và khai thác tối đa tiềm năng về tài nguyên du lịch của địa phương. Những cơ hội này được tạo ra bởi các chính sách, chiến lược phát triển ở tầm vĩ mô của nhà nước. Trước hết phải kể đến việc ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, với quan điểm “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Đặc biệt, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013; và gần đây nhất là phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 (ban hành theo Quyết định số 2128/QĐ-TTg ngày 29/12/2017). Đây chính là những khung chính sách quan trọng mang tính định hướng chiến lược rõ ràng, làm cơ sở để tỉnh Quảng Bình cũng như các địa phương khác trong cả nước đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trong một môi trường hợp tác liên kết ngành, liên kết vùng một cách chặt chẽ và bền vững.
Trên bình diện quản lý nhà nước về phát triển du lịch, UBND tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc hồn thiện bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch theo hướng chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa. Điều này được thể hiện qua việc thành lập Sở du lịch tỉnh Quảng Bình trên cơ sở chia tách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước đây (ban hành theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 25/08/2016). Việc thành lập Sở du lịch tỉnh Quảng Bình tạo ra nhiều cơ hội để các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của tỉnh được quản lý và điều tiết bởi cơ quan chuyên môn, chủ động trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển ngành du lịch.
Về chiến lược phát triển ngành, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (tại
Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/08/2011), với mục tiêu chung được xác định
“Đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…”. Đặc biệt, Tỉnh ủy
Quảng Bình đã ban hành Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021 – 2025 (số 01-Ctr/TU, ngày 09/12/2020), điều này đã thể hiện rõ quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc đẩy mạnh phát triển ngành du lịch trong thời gian tới. Như vậy, kể từ đây ngành du lịch Quảng Bình đã có được khung chính sách phát triển rõ ràng và có định hướng, tạo điều kiện đẻ ngành du lịch được quan tâm đầu tư phát triển. Sự ra đời của văn bản chính sách quan trọng này là cơ sở để các ngành kinh tế khác thực hiện hoạch định các chính sách phát triển của ngành gắn với phát triển du lịch.
Bản Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (ban hành theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 12/08/2011) đã xác định sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình gồm 2 nhóm chính, bao gồm nhóm sản phẩm đặc thù và nhóm sản phẩm quan trọng. Trong đó, nhóm sản phẩm đặc thù gồm có 2 dịng sản phẩm, bao gồm (1) - Du lịch gắn với Di sản thế giới Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (gồm 6 loại sản phẩm); (2) – Du lịch gắn với biển (với 3 loại sản phẩm). Đối với nhóm sản phẩm quan trọng gồm 6 dòng sản phẩm, bao gồm: (1) – Du lịch thương mại gắn với cửa khẩu (gồm 3 loại sản phẩm); (2) – Du lịch sinh thái và mạo hiểm (6 loại sản phẩm); (3) – Du lịch văn hóa lịch sử (gồm 4 loại sản phẩm); (4) – Du lịch văn hóa (gồm 2 loại sản phẩm); (5) – Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh (gồm 2 loại sản phẩm) và; (6) – Du lịch MICE. Đây chính là định hướng quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh điểm đến, các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh thực hiện liên kết phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách trong và ngoài nước khi đến du lịch tại tỉnh Quảng Bình.