Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết các vụ án hôn nhân và

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)

trong giải quyết các vụ án nói chung và giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng

Từ năm 1945 đến nay, cùng với sự hình thành và hồn thiện của hệ thống Tòa án nhân dân các cấp là sự hình thành và phát triển ngày càng hồn thiện của hệ thống pháp luật. Đặc biệt, sau hơn hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới, nhiều bộ luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khn khổ pháp lý ngày càng hồn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng… Các cơ quan tư pháp đã được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm đặc biệt là Tòa án. Vấn đề áp dụng pháp luật của Tòa án đã và đang được sự quan tâm chú ý của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã đề ra nhiệm vụ “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [13, tr.17], và đề ra nhiệm vụ cải cách tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp như sau:

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm

mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

- Củng cố, kiện tồn bộ máy các cơ quan tư pháp. Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Giám định viên, Luật sư… có phẩm chất chính trị và đạo đức chí cơng vơ tư, có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh [13].

Đề cập đến nhiệm vụ cải cách tư pháp, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII tháng 6/1997 đã yêu cầu các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải thể hiện cơng lý, tính dân chủ, cơng khai trong hoạt động của mình. Trong hoạt động tư pháp phải nhằm đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc, chống chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cơng dân. Khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Về cán bộ, Đảng ta chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực chun mơn. Lập quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư pháp theo từng loại chức danh với tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp để có thể đánh giá và sử dụng tốt cán bộ, xử lý nghiêm minh những cán bộ tham nhũng, tiêu cực.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX cũng tiếp tục khẳng định các nội dung đã nêu trên, xác định: “Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra xét xử, thi hành án”. “Tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân về cả số lượng và chất lượng” [14, tr.32]. Trên cơ sở đó, Nghị quyết 08-

NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới một lần nữa nhấn mạnh:

- Rà soát lại đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh; xác định lại biên chế cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tuỳ từng nơi, từng đơn vị nếu do nhiệm vụ địi hỏi thì cần tăng biên chế hợp lý để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

- Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng, quản lý Hội thẩm nhân dân đề cập trách nhiệm và vai trò của Hội thẩm nhân dân trong xét xử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ các cơ quan tư pháp, hàng năm nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ có chức danh tư pháp để xem xét việc đào tạo, bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ hoặc miễn nhiệm, xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật [2].

Tại hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tháng 01/2004 đã tiếp tục đề ra một số chủ trương, chính sách, giải pháp lớn nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX cuả Đảng về cải cách tư pháp, theo đó: Tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan điều tra các cấp. Đổi mới cơng tác xét xử của Tịa án, cả về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên Tòa, coi trọng xem xét kết quả tranh tụng ở Tòa khi kết án, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp.

Tại mục tiêu cải cách tư pháp trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 có nêu: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao [3].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tơn trọng và bảo vệ quyền con người. Hồn thiện chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và chức danh tư pháp. Đổi mới hệ thống tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải cách hoạt động tư pháp; mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính”.

Những quan điểm trên của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là cơ sở lý luận, là định hướng cho hoạt động áp dụng pháp luật của Tịa án nhân dân nói chung và hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 63 - 66)