Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

phán và Hội thẩm nhân dân

Áp dụng pháp luật là một nhiệm vụ đặc thù của Tòa án nhằm bảo vệ công lý, mang lại sự công bằng, đảm bảo ổn định, phát triển xã hội. Đây là một nghề đòi hỏi cán bộ Tịa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng phải có trình độ chun mơn cao, kỹ năng thuần thục và một đạo đức nghề nghiệp trong sáng.

Trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình được chuẩn xác, khách quan và hiệu quả. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là những người cầm cân, nảy mực, do đó, địi hịi phải có kiến thức rộng, bao quát, ý thức pháp luật, trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực chính trị - xã hội. Để làm công tác xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần phải luôn trau dồi kiến thức, học hỏi không ngừng, cập nhật được những văn bản pháp luật, những quy định mới của pháp luật cũng như các kiến thức khoa học pháp lý để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được chuẩn xác, đưa ra được phán quyết đúng đắn, hợp tình hợp lý. Nếu khơng có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao và phẩm chất đạo đức khơng trong sáng thì việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình sẽ khơng được bảo đảm, dẫn đến giải quyết không khách quan, khơng đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, bản án hoặc quyết định bị sửa, hủy để giải quyết lại…

Thẩm phán giữ vị trí quan trọng trong việc xét xử - giai đoạn trung tâm của hoạt động tố tụng, vì thế số lượng, chất lượng của đội ngũ thẩm phán

cũng như cách thức tổ chức, cơ chế vận hành đối với đội ngũ thẩm phán là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002 quy định điều kiện, tiêu chuẩn thẩm phán, cũng như quyền hạn, nghĩa vụ của họ khi tiến hành tố tụng... đã góp phần nâng cao một bước chất lượng của đội ngũ thẩm phán những năm vừa qua. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị thì: Cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với u cầu địi hỏi của nhân dân, còn nhiều trường hợp bị lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của cơng dân, làm giảm sút lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp; và cán bộ của các cơ quan Tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ thẩm phán cịn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút phẩm chất đạo đức. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật và hiệu lực của bộ máy Nhà nước.

Đối với đội ngũ Hội thẩm nhân dân là những người làm công tác kiêm nhiệm, do đó, kiến thức về pháp luật khơng được cập nhật thường xuyên. Khi tham gia vào hoạt động xét xử của Tịa án, kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ về pháp luật của Hội thảm nhân dân bị hạn chế rất nhiều, dù khi xét xử Hội thẩm nhân dân được ngang quyền với Thẩm phán trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến vụ án, nhưng trên thực tế hầu như trong các phiên Tịa Hội thẩm nhân dân khơng thực hiện được đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình và quyền tự quyết định đều do các Thẩm phán quyết định. Để đảm bảo được tính khách quan cũng như hiệu quả của áp dụng pháp luật cao thì Hội thẩm nhân dân cần thiết phải có được trình độ và kiến thức pháp luật chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w