Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)

bản án, quyết định của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ

Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ngồi nhiệm vụ xét xử các vụ án theo quy định của pháp luật còn thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo quy

định tại Khoản 2, Điều 29, Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 thì Uỷ ban Thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án nhân dân cấp dưới bị kháng nghị; Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại Tịa án nhân dân cấp mình và các Tịa án cấp dưới; Tổng kết kinh nghiệm xét xử.

Với những quy định trên, phòng giám đốc kiểm tra thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cần tăng cường, thường xuyên kiểm tra giám đốc án để kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm. Xuất phát từ tính chất của các vụ án hơn nhân và gia đình ngày càng phức tạp, đa dạng hơn nên trong quá trình điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ cũng như lựa chọn các quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình cịn nhiều sai sót. Chính vì vậy Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ phải tổ chức kiểm tra để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh và rút kinh nghiệm để sửa chữa những sai sót đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật đạt được hiệu quả cao. Để làm tốt cơng tác kiểm tra giám đốc án, Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải làm tốt những công việc sau:

- Kiện tồn tổ chức của Uỷ ban thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, ngồi các chức danh Chánh án, Phó Chánh án, thì Uỷ ban thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cần phải có những Thẩm phán giỏi về trình độ chun mơn nghiệp vụ xét xử và có bề dày kinh nghiệm để hướng dẫn đường lối giải quyết các vụ án dân sự cho Tịa án nhân dân cấp dưới được chính xác.

- Kiện Tồn về tổ chức, tăng số lượng thẩm tra viên và chuyên viên cho phòng giám đốc kiểm tra. Các thẩm tra viên, chun viên pháp lý phải là người có trình độ lý luận và có kinh nghiệm nghiệp vụ tốt, để có thể kiểm tra, phát hiện được những sai sót của Tịa án cấp dưới cũng như giúp việc cho Uỷ

ban thẩm phán trong công tác giám đốc án và hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết án hơn nhân và gia đình ở Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ.

- Công tác nghiên cứu hồ sơ vụ án trong hoạt động giám đốc án theo khoa học, hiệu quả cao, thường xuyên tổ chức các hội thảo, đẩy mạnh công tác nghiên cứu các đề tài khoa học ở cấp cơ sở về áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình, tạo cơ sở lý luận cho công tác thực tiễn. Thực hiện tốt công tác giám đốc án sẽ đem lại hiệu quả cho việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng và giải quyết án nói chung của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và tồn ngành Tịa án Phú Thọ. Đây chính là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày một tốt hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 82 - 84)