Những hạn chế của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)

quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ

Thông qua kết quả giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ từ năm 2008 đến năm 2012 cho thấy Tịa án nhân dân cấp huyện đã hồn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đã áp dụng pháp luật vào giải quyết số lượng án hơn nhân và gia đình khơng nhỏ, thơng qua đó đã giải quyết được những bất hịa nảy sinh trong quan hệ hơn nhân và gia đình, tuyên truyền, giáo dục được ý thức pháp luật cho nhân dân, làm lành mạnh quan hệ trong hôn nhân, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần làm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì vẫn cịn nhiều hạn chế cần khắc phục. Sau khi Tòa án cấp huyện giải quyết xong theo trình tự sơ thẩm, tỷ lệ án bị kháng cáo, kháng nghị cịn cao. Thơng qua kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm thể hiện năm nào cũng có án bị sửa, hủy [xem bảng 2.5; bảng 2.6].

Bảng 2.5: Kết quả án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú

Thọ bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm Năm Tổng số án cấp sơ thẩm giải quyết Số án bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Kết quả giải quyết theo thủ tục phúc thẩm Giữ nguyên, đình chỉ xét xử phúc thẩm Sửa Hủy vụ % vụ % vụ % vụ % 2008 753 96 12,7 51 53,1 43 44,8 02 2,1 2009 888 95 10,6 43 45,2 46 48,4 06 6,3 2010 910 87 9,5 42 48,2 39 44,8 06 6,9 2011 895 83 9,2 54 65 26 31,3 03 3,6 2012 941 56 5,9 31 55,3 22 39,2 03 5,3 Nguồn: [52], [53], [54], [55], [56].

Bảng 2.6: Kết quả án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Năm cấp sơ thẩmTổng số án giải quyết Số án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Kết quả giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm Hủy vụ % vụ % 2008 753 02 0,26 02 100 2009 888 01 0,11 01 100 2010 910 01 0,1 01 100 2011 895 01 0,11 01 100 2012 941 04 0,42 04 100 Nguồn: [52], [53], [54], [55], [56].

Tỷ lệ án sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm sửa, hủy do có những sai sót như: Đánh giá chứng cứ khơng đầy đủ, tồn diện, chính xác; vi phạm thủ tục tố tụng như xác định thiếu người tham gia tố tụng; Điều tra chưa đầy đủ (chưa xác minh làm rõ giá trị pháp lý các chứng cứ do đương sự xuất trình; chưa làm rõ giá trị tài sản có liên quan đến tài sản đang tranh chấp…); sai lầm trong việc áp dụng pháp luật.

* Những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình thể hiện cụ thể như sau:

- Về áp dụng pháp luật:

Trong q trình Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ giải quyết án hơn nhân và gia đình theo trình tự sơ thẩm, có nhiều vụ án Tịa án đã áp dụng Luật và điều luật không đúng dẫn đến việc giải quyết vụ án không được khách quan, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và kết quả là bị cấp trên sửa hoặc hủy bản án. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả áp dụng pháp luật của Tịa án cũng như khơng đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân khi cần đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

+ Áp dụng điều luật để quyết định đình chỉ khơng đúng

+ Áp dụng pháp luật để ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án không đúng:

+ Áp dụng pháp luật không đúng dẫn đến xét xử sai:

- Chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, đánh giá chứng cứ chưa toàn diện, khách quan

Hoạt động điều tra thu thập tài liệu chứng cứ, đánh giá chứng cứ giữ vai trị hết sức quan trọng trong q trình giải quyết vụ án bởi đây là bước khởi đầu làm căn cứ cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo. Khi tiến hành điều tra thu thập chứng cứ cho một vụ án hơn nhân và gia đình, Tịa án phải xác định rõ quan hệ đang tranh chấp, xác định rõ những vấn đề cần chứng minh để hướng tới việc điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình đặc biệt là khi giải quyết tranh chấp trong quan hệ phân chia tài sản chung vợ chồng của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ thực hiện chưa tốt yêu cầu này dẫn đến bản án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm và bị cấp trên sửa, hủy.

- Xác định thiếu người tham gia tố tụng:

Sau khi thụ lý vụ án, bên cạnh việc xác định quan hệ tranh chấp, Tòa án phải xác định rõ, đầy đủ những người tham gia tố tụng và tư cách của đương sự là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Trong vụ án hôn nhân và gia đình, một thực tế mắc phải đối với Tịa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ đó là bỏ lọt người tham gia tố tụng, cụ thể là khơng đưa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vào (như người cho vay hay vay tài sản chung của vợ, chồng; người đang quản lý hoặc sử dụng tài sản mà vợ, chồng khai…) dẫn đến vi phạm tố tụng, đưa ra quyết định không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đương sự và vụ án bị cấp trên sửa, hủy.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 52 - 54)