Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 68 - 80)

giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình

Pháp luật là cơng cụ để Nhà nước duy trì kỷ cương, trật tự, đảm bảo ổn định và hướng công dân hành động theo một chuẩn mực nhất định, là phương tiện để thể chế hố đường lối chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng thực hiện có hiệu quả trên quy mơ tồn xã hội và là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

Đối với áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình, trước đây có một thời gian dài chúng ta phải áp dụng theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989. Nay các quy định của pháp luật

Việt Nam về lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng như thủ tục giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình đã tương đối hồn thiện. Cụ thể, để khắc phục những thiếu sót, bất cập của các văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt yêu cầu áp dụng pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình thì Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã được ban hành thay thế cho Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Bộ luật dân sự năm 2005 đã thay thế Bộ luật dân sự năm 1995… Tuy nhiên, bên cạnh sự hồn thiện của Luật Hơn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình như Luật đất đai, Bộ luật dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự… cần tiếp tục hoàn thiện hơn. Bởi, đến nay Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản pháp luật liên quan đã bộc lộ một số mâu thuẫn, bất cập, hạn chế nhất định cũng như trong quá trình áp dụng pháp luật gặp một số khó khăn.

Luật Hơn nhân và gia đình là một trong các văn bản pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước ta trong xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình Việt Nam với mục tiêu gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững… Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy, Luật Hơn nhân và gia đình đang tồn tại một số bất cập cần phải sửa đổi, trong đó, có quy định về độ tuổi kết hơn và hậu quả pháp lý của các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện theo luật định.

Về điều kiện kết hơn, Điều 9, Luật Hơn nhân và gia đình quy định: nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân thủ các điều kiện sau: nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Tuy nhiên, chiếu theo quy định của một số pháp luật liên quan thì quy định này chưa có sự thống nhất. Điều 17 của Bộ luật Dân sự hiện hành quy định: năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá

nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 18, Điều 19 Bộ luật này cũng quy định: người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên và người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ…

Trở lại với quy định của Luật Hơn nhân và gia đình thì quy định độ tuổi kết hơn của nam và nữ tương đương từ 20 và 18 tuổi, chứ không phải là từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc quy định kết hôn của nữ bước sang 18 tuổi được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản trong hôn nhân. Theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…) địi hỏi chủ thể của giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Trong khi đó, theo Luật Hơn nhân và gia đình, nữ bước sang tuổi 18 kết hôn được coi là hợp pháp và họ được quyền tự do ly hôn. Tuy nhiên, quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện nếu sau khi kết hơn đến thời điểm có u cầu ly hơn họ chưa đủ 18 tuổi.

Một số chuyên gia cho rằng, độ tuổi kết hôn nên quy định là đủ 18 tuổi đối với nữ để khi giải quyết ly hơn tịa có cơ sở để thụ lý. Thực tế hiện nay, có những vụ án ly hơn mà tính đến thời điểm đương sự nộp đơn xin ly hôn, đương sự lại chưa đủ 18 tuổi. Do đó, tịa khơng có căn cứ để thụ lý, đơi khi phải “chờ” đủ tuổi mới thụ lý vụ án. Đây là một bất cập mà khi tiến hành sửa đổi Luật Hơn nhân và gia đình tới đây cần phải tính đến. Để bảo đảm quyền lợi của đương sự cũng như bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của các văn bản pháp luật khác, có ý kiến cho rằng trong Luật Hơn nhân và gia đình sửa đổi tới đây cần quy định độ tuổi kết hôn của nam, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên.

Bên cạnh quy định độ tuổi kết hơn, hiện nay Luật Hơn nhân và gia đình đang tồn tại một vướng mắc đó là việc quy định hậu quả pháp lý của các trường hợp không tuân thủ điều kiện kết hôn theo luật định. Điều 15

Luật Hôn nhân và gia đình quy định: bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu tịa án hoặc đề nghị viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 điều 9 của luật này. Như vậy, Luật Hơn nhân và gia đình mới chỉ quy định việc kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hơn là trái pháp luật và có thể bị tịa án xem xét, quyết định hủy việc kết hơn đó. Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể các trường hợp kết hôn trái pháp luật cần thiết phải xử hủy và những trường hợp kết hôn trái pháp luật không cần thiết phải xử mà cần công nhận hôn nhân cho các bên đương sự.

Tại điểm d, mục 2, Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP(23/12/2000) của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: đối với những trường hợp kết hôn khi một bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2 Điều 9, tuỳ từng trường hợp mà tòa án quyết định như sau: nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hơn mà cuộc sống khơng có hạnh phúc, khơng có tình cảm vợ chồng, thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết, nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hịa thuận thì khơng quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có u cầu Tịa án giải quyết việc ly hơn, thì Tịa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Như vậy, khi giải quyết hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án cần chú ý đến từng trường hợp cụ thể để xem xét, quyết định hủy kết hôn trái pháp luật hay công nhận hôn nhân của các đương sự. Đây là quy định phù hợp với thực tiễn, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên,

điều này lại khơng được cụ thể hóa trong luật nên gây lúng túng trong giải quyết về vấn đề này.

Ngày 26/11/2011, QH đã thông qua Nghị quyết số 20/2011/QH13 về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh của QH nhiệm kỳ Khóa XIII, trong đó dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hơn nhân và gia đình được được đưa vào chương trình chuẩn bị. Từ thực tiễn thi hành luật cho thấy đã đến lúc cần phải tiến hành sửa đổi quy định về độ tuổi kết hôn và hậu quả pháp lý của các trường hợp kết hôn không tuân thủ theo luật định là điều hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm quyền lợi của đương sự, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật liên quan, đồng thời tạo được sự thuận tiện cho việc thực thi trong q trình giải quyết vụ án về ly hơn.

- Quan hệ hơn nhân và gia đình (HN&GĐ) có yếu tố nước ngoài được quy định tại chương XI, Luật HN&GĐ năm 2000 (điều 100 - điều 106).

1. Điều 101 về “áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngồi” quy định pháp luật nước ngồi sẽ được áp dụng cho quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam nếu “việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc quy định trong luật này”. Thực tiễn cho thấy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ HNGĐ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là hoàn tồn cần thiết, đặc biệt trong trường hợp có liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (ví dụ các Hiệp định tương trợ tư pháp) có quy định.

Tuy nhiên, điều kiện mà điều luật quy định không rõ ràng bởi pháp luật nước ngồi sẽ khơng được áp dụng nếu trái với nguyên tắc quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 mà cụ thể là những nguyên tắc tại điều 2 của luật. Như vậy, nếu pháp luật nước ngồi trái với những ngun tắc có liên quan đến quan hệ HNGĐ nhưng lại được quy định trong các văn bản pháp luật khác (ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2005) thì có được áp dụng hay khơng? Theo tôi là không, bởi các văn bản pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều

có mối quan hệ nội tại thống nhất, khơng tách rời nhau, nên dù được quy định trong văn bản pháp luật nào cũng đều là nguyên tắc của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, quy định của điều luật cũng chưa chính xác về mặt thuật ngữ, bởi chỉ có hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngồi có trái với nguyên tắc pháp luật Việt Nam hay không mới là vấn đề cần phải xem xét.

Từ những lý do trên, kiến nghị quy định tại đoạn 1, điều 101 nên sửa đổi như sau: “Trong trường hợp luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên viện dẫn thì pháp luật nước ngồi được áp dụng, nếu hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Khoản 3, điều 102 quy định tịa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các việc về HN&GĐ có yếu tố nước ngồi (trừ trường hợp quan hệ HNGĐ giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng ở khu vực biên giới thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện). Do Luật HN&GĐ ban hành trước Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2004 nên cần thiết phải có quy định này. Tuy nhiên, từ thời điểm Bộ luật TTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành (1/1/2005), việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết các vụ việc HN&GĐ đã được quy định cụ thể tại điều 27, điều 28, điều 34 và điều 35 nên quy định tại đoạn 1, khoản 3, điều 102 trở nên thừa vì trùng lắp với quy định của Bộ luật TTDS. Thực tiễn cũng cho thấy, các tòa án khi xác định thẩm quyền cũng chỉ căn cứ vào quy định của Bộ luật TTDS. Vì vậy, tơi kiến nghị quy định tại đoạn 1, điều 102 nên sửa đổi như sau: “Thẩm quyền của tòa án nhân dân giải quyết các vụ việc HN&GĐ có yếu tố nước ngồi được xác định theo quy định của Bộ luật TTDS”.

Khoản 4, điều 104 về “ly hơn có yếu tố nước ngồi” quy định bản án, quyết định ly hơn của tịa án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngồi được cơng nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thời điểm năm 2000, việc cơng nhận bản án, quyết định của nước ngồi

được tiến hành theo quy định của Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi ngày 17/4/1993 và Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch. Tuy nhiên, từ thời điểm Bộ luật TTDS năm 2004 có hiệu lực thi hành, vấn đề cơng nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tịa án nước ngồi đã được bộ luật này điều chỉnh với nhiều quy định mới nên quy định tại khoản 4, điều 104 cũng trở nên thừa. Vì vậy, tơi nghĩ quy định tại đoạn 1, điều 102 nên sửa đổi như sau: “Việc công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan tài phán nước ngoài về vấn đề HN&GĐ được thực hiện theo quy định của Bộ luật TTDS”.

- Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn: Theo Điều 56 Luật Hơn nhân và gia đình quy định: “Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thỏa thuận; nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết”. Trong thực tiễn khi giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nếu các bên khơng thỏa thuận được thì Tịa án căn cứ vào những quy định hiện hành và điều kiện khả năng thực tế của mỗi bên để quyết định giao con cho một bên trực tiếp ni dưỡng. Bên khơng trực tiếp ni dưỡng thì áp dụng hướng dẫn quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hơn nhân và gia đình cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Khoản 2 Điều 16 của Nghị định. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hầu hết các trường hợp sau khi ly hôn vấn đề cấp dưỡng chưa bảo đảm quyền lợi của đứa con sau khi ly hơn, Chưa nói đến trường hợp khoản tiền cấp dưỡng là khoản “nợ khó địi” đối với một số trường hợp.

Quy định của Tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hơn hầu hết con cịn ở tuổi rất nhỏ. Mức cấp dưỡng lại “bất di bất dịch” trong khi thị trường đầy biến

động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.

Do các quy định về cấp dưỡng cịn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng ni con sau khi ly hơn, Tịa án căn cứ vào điều kiện hồn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hơn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tuỳ vào “khả năng thực tế” của người được cấp theo hướng dẫn tại Nghị định số 70/2001/NĐ-CP và Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP mà mức cấp dưỡng của từng trường hợp ly hôn là khác nhau, mỗi nơi một kiểu. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi ngưòi khác nhau nhưng để đảm bảo các “nhu cầu thiết yếu” trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn “phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần ” thì Nhà nước cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng, nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 68 - 80)