Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của ngành Tịa án Phú Thọ nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 93 - 98)

Tịa án Phú Thọ nói chung và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình nói riêng

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc xây dựng và phát triển các cơ quan tư pháp nói chung và Tịa án nhân dân nói riêng đã khơng ngừng lớn mạnh về mọi mặt và hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao, kể từ sau Đại hội VI, sự lãnh đạo của Đảng đối với Tịa án nhân dân có sự đổi mới, đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về cơng tác Tịa án đặc biệt là áp dụng pháp luật trong giải quyết án hơn nhân và gia đình, góp phần thúc đẩy về tổ chức vào hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp. Nhận thức của các cấp uỷ và đảng viên về công tác xét xử và áp dụng pháp luật, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Tịa án ngày càng đầy đủ hơn. Trong thời gian qua, phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng ở tỉnh Phú Thọ cũng đã được cải tiến từng bước khắc phục các khuynh hướng sai lệch hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối với Tòa án nhân dân các cấp đồng thời chú ý nhiều hơn đến công tác kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Ban cán sự Đảng trong các cơ quan Tòa án nhân dân ở tỉnh được thành lập, các tổ chức cơ sở đảng đã có sự phối hợp cơng tác giữa các cơ quan tư pháp và Tòa án nhân dân với các cơ quan nhà nước và tổ chức khác. Các cấp uỷ đảng và đảng viên trực tiếp hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hơn nhân và gia đình có nhiều cố gắng quán triệt đường lối chính sách của đảng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ là cần thiết, để đảm bảo hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và giải quyết án hơn nhân và gia đình nói riêng. Sự lãnh đạo

của Đảng đối với các cấp Tịa án nhân dân tồn diện và chặt chẽ về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong giải quyết án hơn nhân và gia đình tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Các cấp uỷ Đảng ở tỉnh Phú Thọ quan tâm lãnh đạo, phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan khác trong hoạt động tố tụng như điều tra, xác minh, định giá… khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín hoặc né tránh, thiếu trách nhiệm; lãnh đạo sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân các cấp với Nhà nước, đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đáp ứng hoạt động giải quyết án hơn nhân và gia đình.

Tỉnh uỷ Phú Thọ cần chú ý lãnh đạo việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, quan tâm các Thẩm phán làm cơng tác giải quyết án hơn nhân và gia đình, làm trong sạch nội bộ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ Tịa án thối hố biến chất, vi phạm pháp luật.

Tăng cường cơng tác xây dựng Đảng cho Đảng bộ Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ và các Chi bộ Đảng Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ; kiện toàn Ban cán sự Đảng về tổ chức và nội dung hoạt động, thực sự phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hơn nhân và gia đình của Tịa án tỉnh Phú Thọ.

Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với Tịa án nhân dân các cấp nói trên, cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác Tịa án nhân dân các cấp ở tỉnh Phú Thọ. Đảng lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thông qua Đảng uỷ, ban cán sự, tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong Tòa án nhân dân, lãnh đạo bằng thuyết phục giáo dục, bàn bạc dân chủ, lãnh đạo bằng quyết định tập thể. Ban cán sự và Ban chấp hành Đảng uỷ bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện thông qua kết quả áp dụng pháp luật giải quyết án hơn nhân và gia đình. Đối với những vụ án

phức tạp, xin ý kiến chỉ đạo của cấp uỷ đảng ở địa phương về phương hướng, quan điểm và đường lối giải quyết vụ án.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của đất nước, ngành Tịa án nhân dân cũng khơng ngừng vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn, góp phần tích cực vào cơng cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng xã hội giàu mạnh, cơng bằng văn minh. Song cũng phải thừa nhận rằng ngành Tòa án vẫn còn chưa ngang tầm với nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao cho; còn nhiều lúng túng, chưa chuyển kịp với những biến đổi nhanh chóng của xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tiến hành cải cách sâu rộng mọi cấp Tịa án, cần phải nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm thừa nhận những yếu kém, phát hiện và đề ra biện pháp giải quyết kịp thời, làm cho tồn ngành có sự chuyển biến tích cực thích ứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu và địi hỏi của cơng cuộc cải cách tư pháp mà Tòa án giữ vai trò trung tâm.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta đang phát triển mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng sự hội nhập với quốc tế về mọi mặt, các quan hệ về dân sự, hôn nhân và gia đình ngày càng diễn ra nhiều hơn, phức tạp hơn dẫn đến những tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết ngày một gia tăng. Do vậy, đòi hỏi chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án của Tịa án cần phải có tầm cao hơn, triệt để hơn.

Trên cơ sở lý luận, qua nghiên cứu thực trạng giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế, từ đó mạnh dạn đưa ra các quan điểm cũng như các giải pháp. Nếu được thực hiện đồng bộ và một cách nghiêm túc sẽ nâng cao được chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ và cho Tòa án khác có thực trạng tương tự, góp phần khơng nhỏ làm lành mạnh

các quan hệ xã hội, bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Luận văn mà tác giả thực hiện xuất phát từ công tác thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ, từ yêu cầu và nhiệm vụ của chiến lược cải cách tư pháp của nước ta. Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và được thầy hướng dẫn tận tình giúp đỡ, được các thầy cơ, đồng nghiệp hỗ trợ nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và được giới hạn trong khn khổ của luận văn thạc sỹ Luật học nên những vấn đề nêu trong luận văn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy, cơ và các nhà nghiên cứu để cơng trình được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 93 - 98)