Kiện toàn cơ cấu tổ chức, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)

lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và Hội thẩm nhân dân

Để nâng cao hiệu quả của áp dụng pháp luật trong giải quyết án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, yếu tố con người cũng đóng vai trị quyết định vì đó là những chủ thể trực tiếp áp dụng pháp luật trong q trình giải quyết án hơn nhân và gia đình. Các chủ thể áp dụng pháp luật muốn thực hiện tốt vai trị của mình và hồn thành tốt nhiện vụ được giao thì họ phải được làm việc trong một cơ cấu tổ chức được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý. Chính bởi vậy, đối với ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ cần phải tăng cường, bổ sung số lượng Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh, cấp huyện theo biên chế đã được phân bổ, giảm tải khối lượng công việc cho Thư ký ở Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ để tập trung chủ yếu giúp việc cho Thẩm phán trong công tác chuẩn bị hồ sơ, triệu tập người tham gia tố tụng, chuẩn bị các thủ tục mở phiên Tòa xét xử, làm Thư ký phiên Tịa, sốt xét bản án, quyết định trước khi ban hành… Tăng cường hoạt động

nghiệp vụ cho bộ phận giúp việc từ khâu thụ lý, phân loại hồ sơ, xử lý hồ sơ đến giai đoạn hoàn thiện hồ sơ xét xử, báo cáo thống kê, lưu trữ. Nhằm chun mơn hố bộ phận nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động xét xử.

Bên cạnh việc kiện toàn cơ cấu tổ chức cho các Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ, để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính thống nhất về áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hơn nhân và gia đình, thì phải thường xun nâng cao trình độ, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho Thẩm phán làm cơng tác giải quyết án hơn nhân và gia đình, cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán thường xuyên, chuyên sâu về nghiệp vụ đối với án hơn nhân và gia đình. Tổng kết cơng tác thực tiễn và học tập nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng một cách thường xuyên. Cần tạo điều kiện cho Thẩm phán trong nhiệm kỳ có thời gian thích hợp để bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật những thông tin mới về khoa học pháp lý để họ không lạc hậu về kiến thức lý luận.

- Cần mở những lớp tập huấn ngắn ngày theo từng chuyên đề, vừa có tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng. Có thể tiến hành bằng cách tổ chức các buổi tập huấn về các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh mới, các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, Thơng tư liên tịch hoặc các văn bản khác có liên quan đến cơng tác xét xử để các Thẩm phán, Thư ký quán triệt nội dung những văn bản pháp luật này. Đồng thời, Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ cần tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ giữa các Thẩm phán trong toàn ngành về kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, viết bản án cũng như soạn thẩo các văn bản khác… hoặc nếu trong điều kiện không mở được các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho Thẩm phán và Thư ký thì việc đưa ra rút kinh nghiệm với tập thể Thẩm phán, Thư ký thông qua kết quả xét xử giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thông qua ý kiến phản hồi của Tòa án

nhân dân cấp huyện đối với từng vụ án cụ thể là hết sức cần thiết bởi nhận thức đúng phải thông qua phản biện và tranh luận.

- Thẩm phán trực tiếp giải quyết án hơn nhân và gia đình khơng chỉ mang tính khoa học pháp lý đơn thuần mà phải thể hiện tính Đảng, tính nghệ thuật. Do vậy phải thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán trực tiếp giải quyết án hôn nhân và gia đình, đồng thời phải kiện tồn cơ cấu tổ chức của các Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ, sao cho hợp lý, gọn nhẹ, đó cũng là phương thức cải cách hành chính, kiện tồn tốt bộ máy tổ chức và làm tốt công việc bồi dưỡng về nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho Thẩm phán, là giải pháp trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động giải quyết án hơn nhân và gia đình.

Đặc biệt để xây dựng được một đội ngũ Thẩm phán của Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, đồng thời nâng cao được chất lượng giải quyết các loại án nói chung và án Hơn nhân và gia đình nói riêng cần phải tiến hành đồng bộ các nội dung sau:

Thứ nhất, đối với những Thẩm phán đương nhiệm cần phải tiến hành rà

soát lại cả vể phẩm chất đạo đức cũng như năng lực chuyên môn nghiệp vụ để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp có sai phạm. Trong tình hình hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều Thẩm phán đã không giữ được phẩm chất đạo đức đã chạy theo những lợi ích vật chất tầm thương, xét xử cịn theo cảm tính cá nhân, ăn uống nhậu nhẹt với đương sự làm cho vụ án xét xử không được khách quan, vô tư. Hiện tượng ăn uống cùng đương sự đang rất phổ biến hiện nay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật tuy chưa đến mức độ bị quy thành tội hối lộ nhưng đã làm giảm uy tín của ngành Tịa án, gây mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật. Khi phát hiện các hiện tượng nêu trên trong độ ngũ Thẩm phán cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh, không được xử lý theo kiểu “giơ cao, đánh khẽ” hoặc kiểm điểm phê bình mang tính hình thức. Đối với những Thẩm phán mà án xử bị

hủy nhiều phải tìm ra nguyên nhân vì sao lại bị hủy?, do năng lực chun mơn yếu hay vì lý do khác. Từ đó, có cơ sở để đánh giá, phân loại Thẩm phán hàng năm. Đối với những Thẩm phán có vi phạm về đạo đức dứt khốt phải có kỷ luật nghiêm hoặc đề nghị miễn nhiệm; đối với trường hợp Thẩm phán yếu về năng lực chuyên môn cần phải tiếp tục cho đi bồi dưỡng hoặc chuyển công tác khác.

Hiện nay đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ đều có trình độ Cử nhân Luật, có Thẩm phán có trình độ Thạc sỹ Luật. Song điều đó mới chỉ là điều kiện “cần” của một Thẩm phán. Trong điều kiện đổi mới hiện nay người Thẩm phán nếu chỉ tự bằng lịng với những gì mình đã có, khơng thể đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Nó địi hỏi người Thẩm phán phải trau dồi về kiến thức pháp luật, học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị. Ngồi tiêu chuẩn về bằng cấp ra thì điều kiện quan trọng chủ yếu là tự rèn luyện bản thân mình để trở thành người Thẩm phán mẫu mực.

Thứ hai, bên cạnh việc kiểm tra rà sốt đội ngũ Thẩm phán đương

nhiệm cần phải có kế hoạch xây dựng, đào tạo bồi dướng đội ngũ cán bộ kế cận, những Thẩm phán tương lai, mà nguồn chủ yếu chính là đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên. Họ đều là những cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm có tâm huyết với nghề nghiệp. Ngồi việc bồi dưỡng, đào tạo về chun mơn cần phải bồi dưỡng đào tạo về lý luận chính trị. Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền cơ quan Tịa án cần phải mạnh dạn cho cán bộ đi học tập đào tạo, khơng vì một lý do nào khác gây cản trở đến việc học tập đào tạo, nhất là cán bộ kế cận. Thực hiện được điều này cũng chính là thực hiện chiến lược đào tạo con người của đất nước trong giai đoạn mới.

Thứ ba, cần phát động phong trào thi đua trong tồn ngành Tịa án tỉnh

tiêu chuẩn hàng đầu; có chính sách thưởng phạt kịp thời, động viên những Thẩm phán tích cực, gương mẫu; tổ chức học tập, rút kinh nghiệp sau từng đợt thi đua, tìm ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cơ quan Tòa án.

Bên cạnh việc đánh giá, xem xét để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của Thẩm phán trong việc giải quyết án Hơn nhân và gia đình thì chất lượng xét xử một bản án hơn nhân và gia đình cịn phụ thuộc vào Hội thẩm nhân dân. Tại Điều 130 Hiến pháp năm 1992 quy định: “khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Quy định này của Hiến pháp cho thấy vai trò của Hội thẩm nhân dân là rất quan trọng. Do đó cần:

- Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức pháp lý, kỹ năng nghiệp vụ xét xử cho Hội thẩm nhân dân là một yêu cầu cấp bách đặt ra. Phần lớn Hội thẩm nhân dân hiện nay là những người kiêm nhiệm; có người chưa qua lớp đào tạo nào về pháp lý. Chính lẽ đó mà hàng năm, hàng q Tịa án phải mở những lớp tập hấn hay những lớp bồi dưỡng pháp lý cho họ, giúp họ nắm được những quy định của pháp luật để vận dụng vào việc giải quyết vụ án.

- Các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị xã hội có người tham gia Hội thẩm nhân dân cần tạo điều kiện cho Hội thẩm nhân dân có thời gian nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và tham gia xét xử vụ án Hơn nhân và gia đình trên cơ sở kế hoạch cơng tác hợp lý.

- Hội thẩm nhân dân cũng phải đáp ứng những tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức như những yêu cầu đối với Thẩm phán và mỗi Hội thẩm nhân dân cũng phải tự tu dưỡng rèn luyện mình để đạt những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 84 - 88)