giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình
Thực tế những năm qua cho thấy sự phối kết hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ đóng vai trị hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức với Tòa án cịn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn. Cho nên, cần phải nâng cao hơn nữa công tác phối hợp với một số cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình, nhất là các vụ án hơn nhân và gia đình mà có tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng. Cụ thể, cần phải tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức như sau:
- Tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ với Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Phú Thọ trong hoạt động giải quyết các vụ án, nhất là những vụ án có Viện kiểm sát tham gia tố tụng từ thủ tục giao, nhận hồ sơ vụ án; thời hạn Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ, xác minh thu thập, bổ sung chứng cứ, triệu tập người tham gia phiên Tòa; kế hoạch xét xử; trách nhiệm của Kiểm sát viên và Hội đồng xét xử trọng việc quyết định hoãn phiên Tòa theo quy định của pháp luật…
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án nhân dân ở tỉnh Phú Thọ với Công an trong hoạt động triệu tập hay lấy lời khai đối với những vụ án mà đương sự đang bị tạm giam trong trại giam để dẫn giải đến tham gia phiên Tòa; trong các hoạt động bảo vệ trật tự an tồn cho phiên Tịa.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp đề xuất với các đơn vị có chức năng đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Tịa án nhân dân tối cao để xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp cụ của Tịa án nhân dân tối cáo để xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời cho các Thẩm phán, Thư ký, Hội thẩm nhân dân, đặc biệt là những Thẩm phán mới bổ nhiệm, Thư ký mới tuyển dụng, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành hoặc mới được sửa đồi bổ sung…
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác phối hợp điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án… nhất là đối với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cán bộ tài nguyên môi trường, cán bộ tư pháp trong việc đăng ký kết hơn, khai sinh; cán bộ tài chính - kế hoạch trong việc tham gia thẩm định tại chổ (đo đạc, vẽ sơ đồ đối với tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất đang tranh chấp), định giá tài sản chung đang tranh chấp để giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật… Cần có kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền để sớm ban hành quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện cơng tác phối hợp với Tịa án.
- Tăng cường sự phối hợp đối với cơ quan chuyên môn giám định tư pháp. Trong một số vụ án hôn nhân và gia đình khi giải quyết vụ án địi hởi phải có kết luận của cơ quan giám định. Bằng hoạt động khoa học, nghiệp vụ chun mơn của mình, cơ quan giám đình cung cấp kết quả giám định cho Tịa án. Giám đình tư pháp là hoạt động trực tiếp phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử. Kết luận của giám định là nguồn chứng cứ khoa học. Do vậy, việc kết luận của giám định phải dựa trên cơ sở khoa học, khơng vì bất cứ một
lý do nào khác, đảm bảo thực sự khách quan, kết luận giám định sai sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết các vụ án của Tòa án.