Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 58 - 59)

Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ: Thực hiện cơng cuộc

đổi mới tồn diện của đất nước, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá đường lối của Đảng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực hơn nhân và gia đình như ban hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thay thế cho Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thay thế cho Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989; Bộ luật dân sự năm 2005… Những văn bản pháp luật mới được ban hành đã khắc phục được những thiếu sót của văn bản pháp luật cũ, đáp ứng tốt những yêu cầu áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp hơn nhân và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có sự chồng chéo lên nhau, mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn nhưng còn thiếu thống nhất. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung, thay thế. Do vậy, việc áp dụng các văn bản pháp luật để giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan liên quan đến cơng việc đo đạc,

thẩm định, định giá tài sản… cịn chậm; việc tống đạt các loại giấy tờ cho đương sự thơng qua chính quyền địa phương cịn chậm trễ, chưa đúng quy định dẫn đến phải hỗn phiên Tịa.

- Nhiều đương sự không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình

theo Luật định, khơng phối hợp, gây khó khăn, đối phó, cản trở cho việc giải

quyết vụ án như: khơng cung cấp tài liệu, chứng cứ, vắng mặt khơng có lý do hoặc xin hỗn phiên Tịa khi Tịa án có Quyết định đưa vụ án ra xét xử để mời Luật sư bảo vệ cho họ, khơng cho Tịa án và cơ quan vào nhà để đo đạc, thẩm định, xác định thực địa thửa đất tranh chấp… thực trạng này đã gây khó khăn rất nhiều cho Hội đồng xét xử.

- Cơ sở vật chất của Tịa án phục vụ cho cơng tác áp dụng pháp luật

trong giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình cịn thiếu thốn, xuất phát từ địa hình của tỉnh nên các xã thường cách xa trụ sở, cán bộ Tòa án thường phải tự đi xe máy điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ, chế độ tiền lương, cơng tác phí cịn hạn hẹp.

- Cơng tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân chưa

được chú trọng, trình độ dân trí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói

riêng trong những năm gần đây tuy đã được nâng lên nhưng còn thấp, nhận thức pháp luật của người dân còn rất hạn chế, nhất là các dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 58 - 59)