Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 59 - 63)

Có thể nói rằng trong những nguyên nhân của những hạn chế trong áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình thì ngun nhân chủ quan có vai trị quan trọng và thơng thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ án bị sửa, hủy. Trong các nguyên nhân chủ quan, có thể có những nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Về tinh thần trách nhiệm của Thẩm phán: Một số Thẩm phán chưa cập nhật đầy đủ, kịp thời và nhận thức đúng các quy định của pháp luật liên

quan đến công tác giải quyết án hơn nhân và gia đình; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa chủ động tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án và trong việc thực hiện các kỹ năng xét xử nên xảy ra tình trạng nắm khơng vững các tình tiết của vụ án, lúng túng khi điều hành phiên Tòa… Chưa tận dụng thời gian nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật nên khi xét xử đã vi phạm tố tụng, áp dụng điều luật không đúng; Thụ động trong việc nghiên cứu hồ sơ, bản lĩnh chính trị chưa thực sự vững vàng, khả năng lập luật, diễn giải khơng lơgíc.

- Về Hội thẩm nhân dân: Đối với vụ án hơn nhân và gia đình khi xét xử sơ thẩm phải có Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, nhưng phần đông trong số họ làm công tác kiêm nhiệm, kiến thức pháp lý còn hạn chế, đầu tư nghiên cứu hồ sơ chưa sâu nên đã hạn chế đến chất lượng xét xử.

- Đội ngũ Thư ký, cán bộ giúp việc cho Thẩm phán chưa đáp ứng được

yêu cầu cơng tác. Một số do năng lực, trình độ pháp luật thấp, cịn lại đa phần

là mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và chưa được đào tạo về nghiệp vụ Tòa án tại các trường cán bộ Tịa án hoặc Học viện Tư pháp nên hiệu quả cơng việc khơng cao, mắc nhiều sai sót trong q trình giúp Thẩm phán trong việc xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án.

Như vậy, trên cơ sở thực trạng áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, chúng ta có thể thấy q trình giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình trong giai đoạn 2008 - 2012, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ đã thể hiện rõ vai trị của mình là cấp chủ yếu giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình theo các trình tự tố tụng pháp luật quy định góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy kinh tế, chính trị ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung được phát triển, giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và của cơ quan bảo

vệ pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ vẫn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót do việc áp dụng pháp luật chưa chính xác. Nhiều vụ án xét xử kéo dài qua nhiều cấp, tình trạng khiếu nại đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cịn nhiều. Những hạn chế và thiếu sót trên cũng xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như của Tòa án nhân dân cấp huyện ở tỉnh Phú Thọ mà tác giả đã trình bày ở mục 2.3. của luận văn. Bên cạnh đó cịn có một số nguyên nhân khác như:

- Về đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ: trong những năm gần đây do yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới địi hỏi Thẩm phán phải học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên mơn và trình độ lý luận chính trị, do đó khơng có nhiều thời gian nghiên cứu, điều tra, xét xử vụ án, nhất là đối với những vụ án phức tạp cần phải tập trung nhiều cơng sức. Trong khi đó số lượng Thẩm phán Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ theo biên chế phân bổ là 18 nhưng thực tế chỉ có 16, thiếu 02 biên chế Thẩm phán tỉnh, các Thẩm phán đều phải kiêm nhiệm thêm một số cơng tác Đồn thể hoặc Thẩm phán đồng thời là Chánh văn phòng; là trưởng phịng tổ chức cán bộ nên cơng việc nhiều do vậy không thể tránh khỏi những sơ suất trong quá trình giải quyết vụ án.

- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình sơ thẩm thuộc thẩm quyền giải

quyết của Tịa án nhân dân tỉnh Phú Thọ là những vụ án có nhân tố nước ngồi (thường có một bên đang ở nước ngồi) nên phải làm hồ sơ uỷ thác tư pháp thơng qua cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngồi hoặc Tịa án nước ngồi, có nhiều trường hợp Tịa án lập hồ sơ uỷ thác nhưng khơng có cơng văn trả lời dẫn đến việc thu thập chứng cứ của Tịa án bị động gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở tỉnh phú thọ (Trang 59 - 63)