Vị trí địa lý, tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 48 - 53)

Vị trí địa lí: Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam, là tỉnh

có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (bao gồm các huyện Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái) giáp với huyện Phịng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đơng là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phịng. Bờ biển dài 250 km. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km, bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Trong đó đất nơng nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.

Đặc điểm địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80%

đất đai là đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Hơn hai nghìn hịn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đơng từ Tiên n qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Vùng núi miền tây từ Tiên n qua Ba Chẽ, Hồnh Bồ, phía bắc thị xã ng Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đơng Triều.

* Các nguồn tài nguyên

Các nghiên cứu cho thấy Quảng Ninh có nguồn tài ngun khống sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, khơng những lớn về trữ lượng mà

còn cao về chất lượng - đây là lợi thế của Quảng Ninh như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…

Than đá: trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an - tra - xít,

tỷ lệ các - bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và ng Bí - Đông Triều; lượng khai khai thác hằng năm đạt khoảng trên 40 triệu tấn.

Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh…: có trữ lượng tương đối lớn, phân bố

rộng khắp trên các địa phương trong tỉnh như: mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thị xã Móng Cái; các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đơng Triều, Hồnh Bồ và TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Các mỏ nước khống: Quảng Ninh có mỏ nước khoáng uống được ở

Quang Hanh (Cẩm Phả), Khe Lạc (Tiên n), Đồng Long (Bình Liêu). Bên cạnh đó, tỉnh cịn sở hữu nguồn nước khống khơng uống được tập trung ở Cẩm Phả với nồng độ khống khá cao, nhiệt độ trên 35oC, có thể dùng chữa bệnh.

Tài nguyên biển: Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải sản với

bờ biển dài 250 km. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác. Ngồi ra, Quảng Ninh cịn có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng vạn ha các vũng nông ven bờ, là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu. Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất là ở thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thị xã Móng Cái và huyện Hải Hà.

Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có 243.833,2 ha rừng và đất rừng -

chiếm 40% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Cịn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất

chưa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, đây là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mơ lớn.

Vịnh Hạ Long:là vùng biển đảo nằm ở phía Đơng Bắc Việt Nam, thuộc

địa phận tỉnh Quảng Ninh có tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200 43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ yếu tố: Đá, nước và bầu trời. Giá trị lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long được đánh giá bởi 2 yếu tố, đó là: Lịch sử kiến tạo và địa chất địa mạo (Karst): Lịch sử địa chất

địa mạo của Vịnh Hạ Long được các nhà khoa học nhận định trải qua ít nhất trên 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau, nhiều lần tạo sơn, biển thối; sụt chìm, biển tiến. Với bờ biển dài, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch hiện đại tầm cỡ quốc tế, hàng năm Quảng Ninh đã thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng và hội thảo (năm 2007, đón hơn 3,7 triệu lượt khách, trong đó trên 1,5 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt trên 2200 tỷ đồng).

* Tình hình kinh tế - xã hội

Về kinh tế, sau 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh lần thứ XII (2006-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP theo giá so sánh) của Quảng Ninh khá cao, ước đạt 12,7%. Bởi vậy, quy mô kinh tế năm 2010 gấp 1,8 lần so với năm 2005. Tăng trưởng GDP của Quảng Ninh cao gần gấp đơi so với bình qn chung của cả nước, được xếp vào nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên phạm vi tồn quốc. GDP bình quân đầu người, theo giá hiện hành, năm 2010 ước đạt 24.666 ngàn đồng, tương đương 1.330 USD, gấp 2,14 lần so với năm 2005. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm đạt 69.869 tỷ đồng, tăng bình quân 29,4%/ năm, là một trong 6 địa phương trong cả nước có số thu ngân sách cao nhất tồn quốc. Sản xuất cơng nghiệp tăng cao và ổn định, tổng giá trị sản xuất ước tăng bình quân 15,8%/năm, các lĩnh vực cơng nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh như : sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện chạy than, xi

măng, cơ khí, đóng mới - sửa chữa tàu biển…. đã nhận được sự đầu tư lớn để không ngừng hiện đại hóa, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho tỉnh. Các trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được hình thành rõ nét. Sản xuất công nghiệp phát triển theo hướng giảm tỷ trọng cơng nghiệp khai khống, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến. Ngành Than tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu công nghiệp, cơ cấu GDP của tỉnh (năm 2005, giá trị sản xuất thanh chiếm 64,8% giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm 35% trong GDP của tỉnh. Năm 2010, giá trị sản xuất than chỉ cịn 25% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 24,6% trong GDP của tỉnh).

Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình qn 6,7%/năm, an ninh lương thực vùng nơng thơn đã được đảm bảo; chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mơ trang trại, mang tính hàng hóa; tổng giá trị sản xuất nơng - lâm - thủy sản 5 năm (2006 - 2010) đạt 12.453 tỷ đồng. Kinh tế nơng thơn tiếp tục có bước phát triển, đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, điện, kênh mương, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, các thiết chế văn hóa.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giá trị tăng thêm ước đạt 18,2%/năm. Thương mại nội địa phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khá cao, kim ngạch xuất khẩu 5 năm ước đạt 8.589 triệu USD, tăng bình quân 19,3%/ năm.

Sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành kinh tế theo chiều hướng tích cực, biểu hiện qua việc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Nếu như năm 1999 tỷ trọng nơng nghiệp chiếm 21% thì đến năm 2010, chỉ cịn 5,6% trong cơ cấu kinh tế (Công nghiệp xây dựng 54,76% - Dịch vụ 39,8% - Nông nghiệp 5,6%). Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch đúng hướng, doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi đã thực hiện 565 triệu

USD, góp phần đổi mới cơng nghệ, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế của tỉnh.

Xuất khẩu 5 năm ước đạt 8.589 triệu USD, tăng bình quân 19,3%/năm; 5 năm vừa qua, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh là 21 triệu lượt, tăng bình quân 15,3%/năm. Tháng 4 năm 2012, vịnh Hạ Long được tổ chức New Open World công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới sau nhiều năm tiến hành bầu chọn trên phạm vi toàn cầu, nhờ vậy số khách du lịch đến Quảng Ninh tăng nhanh, ước đạt 6 triệu lượt, trong đó khách nước ngồi trên 2 triệu lượt.

* Đánh giá sự ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh

Quảng Ninh ảnh hưởng đến hoạt động xét xử án hình sựán hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Quảng Ninh:

Với đặc điểm là tỉnh có đường biên giới dài giáp với Trung Quốc và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cùng với các yếu tố đặc thù về điều kiện vị trí, địa hình, tự nhiên đa dạng có cả đồng bằng, miền núi, biên giới, hải đảo. Nên sự phân bố dân cư, phát triển kinh tế, xã hội và trình độ dân trí mỗi vùng, địa phương là đa dạng, khác nhau. Quảng Ninh hội tụ đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội với các ngành nghề về công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, cảng biển, mậu dịch và du lịch.

Nhưng với những đặc thù, sự đa dạng về tự nhiên và kinh tế - xã hội đó, cũng là ngun nhân chính dẫn đến phát sinh nhiều loại tệ nạn xã hội và tội phạm trên địa bàn cũng hết sức đa dạng, phức tạp về tội phạm và người phạm tội. Thể hiện thông qua đối tượng phạm tội thuộc nhiều thành phần, từ cán bộ, người có trình độ, đến người dân tộc vùng sâu vùng xa, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, tội phạm cũng hết sức đa dang từ tội phạm về kinh tế đến trật tự xã hội, ma tuý... Trong những năm qua, Quảng Ninh ln là tỉnh có số lượng vụ án cao nhất trong các tỉnh miền bắc, mặc dù Quảng Ninh là tỉnh có dân số thuộc loại thấp nhất miền bắc Bắc nước ta.

Tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh bình quân trong 5 năm qua là 12,7%/năm, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng cơ sở, (giao thông, cảng biển, phương tiện giao thông...) kinh tế, kim ngạch thương mại với Trung Quốc tăng nhanh. Đây là cơ sở cho sự giao lưu về kinh tế, mở rộng ngành nghề, mở rộng sản xuất, nhưng cùng với đó là tranh chấp đơi khi khơng được giải quyết bằng đàm phán mà bằng sự vũ lực, là sự lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của nhau, gian lận thương mại. Với giá trị lợi nhuận lớn (sSiêu lợi nhuận) do khai thác trái phép, buôn lậu than mang lại, bất chấp sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước, nhưng các hành vi khai thác trái phép, buôn lậu than vẫn gia tăng, diễn biến hết sức phức tạp.

Như vậy, với đặc thù của tỉnh Quảng Ninh, ngồi những mặt tích cực, thì đó cũng là mơi trường tạo điều kiện cho sự gia tăng của tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy, mua bán người, các tội liên quan đến khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép, buôn lậu và các tội về trật tự xã hội ngày càng có chiều hướng gia tăng về số vụ án, quy mơ và tính phức tạp của mỗi vụ án. Mức thu nhập, đời sống của người dân của tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là ở khu vực đô thị là rất cao. Lương trung bình của cơng nhân ngành than trên địa bàn khoảng 7 triệu đồng/người/tháng, lương của cán bộ, lãnh đạo các đơn vị này khoảng 12 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, lương bình qn của cán bộ cơng chức ngành tịa án khoảng 4triệu đồng/người/tháng và thu nhập của cán bộ công chức của tỉnh gấp khoảng 1,4 lần cán bộ cơng chức Tịa án, đây là khó khăn cho ngành Tịa án Quảng Ninh thu hút nguồn nhân lực có trình độ, đồng thời cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý của cán bộ cơng chức Tịa án, ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của Tòa án tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w