Nội dung của áp dụng pháp luật trong giai đoạn Tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 39 - 40)

phiên tòa

Tranh luận tại phiên tồ hay cịn gọi là tranh tụng tại phiên tồ. Đó là việc đối đáp giữa các bên tham gia tố tụng dưới sự điều khiển của Hội đồng xét xử mà trực tiếp là chủ tọa phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa là việc rất quan trọng trong hoạt động xét xử. Pháp luật tố tụng hình sự quy định giai đoạn tranh luận nhằm mục đích để các bên tham gia tố tụng đưa ra những lý lẽ để phân tích, lập luận để thuyết phục hội đồng xét xử chấp nhận ý kiến của mình để bảo vệ lợi ích cá nhân, tập thể. Do vậy, nếu việc giai đoạn tranh luận được thực hiện tốt sẽ giúp cho Hội đồng xét xử có thêm thơng tin để đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết về vụ án được chính xác hơn. Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị đã nhận định:

Khi xét xử các Toà án phải đảm bảo cho mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tịa, trên cơ sở xem xét đầy đủ tồn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [5, tr.5].

Để việc tranh luận được diễn ra dân chủ, khách quan, Chủ toạ phiên toà và Hội đồng xét xử phải chú ý lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, tránh định kiến sẵn. Đặc biệt phải chú ý lắng nghe ý kiến của Luật sư, của bị cáo về những ý

kiến khác với lời luận tội của Kiểm sát viên, đồng thời khơng được có những lời nói nhận xét đánh giá ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng khác, đặc biệt là đối với Luật sư, bị cáo. Chủ toạ phiên toà cũng cần yêu cầu Kiểm sát viên không được né tránh các ý kiến bào chữa của Luật sư và bị cáo mà phải có ý kiến tranh luận lại. Chủ toạ phiên tồ khơng được hạn chế thời gian tranh luận nhưng cũng có quyền cắt những ý kiến khơng có liên quan đến vụ án. Sự thật của vụ án có thể được xác định qua tranh luận cơng khai, dân chủ, bình đẳng tại phiên tồ dưới sự điều khiển của Hội đồng xét xử.

Việc quyết định hình phạt và trách nhiệm hình sự đối với bị cáo cũng cần hết sức thận trọng vì nó liên quan tới danh dự, nhân phẩm của một con người. Trách nhiệm hình sự chính là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Hội đồng xét xử cần thực hiện tốt việc xem xét, đánh giá chứng cứ để xác định rõ vụ án có đồng phạm hay không; trong vụ án ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự, chịu trách nhiệm hình sự về tội gì; tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội các tình tiết tăng nặng cần áp dụng; có ai được miễn trách nhiệm hình sự hoặc được hưởng các tình tiết giảm nhẹ hay không và trách nhiệm dân sự (nếu có) để lựa chọn quy phạm pháp luật áp dụng phù hợp, áp dụng nguyên tắc nhân đạo và cá thể hóa hình phạt đối với từng bị cáo, giải quyết việc bồi thường theo quy định của pháp luật. Đó chính là cơ sở để Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định hình sự được chính xác, khách quan.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w