- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự
3.3.1.1. Hoàn thiện pháp luật Hình sự
Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khố 12, nhưng vẫn cịn một số vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu để sửa, đổi bổ sung, cụ thể như sau: Đối với các tội phạm cụ thể, cần sửa đổi theo hướng minh bạch, cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng ngay sau khi ban hành, tránh trường hợp sau khi ban hành rồi vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn của các ngành cấp trên.
Đối với những điều luật quy định nhiều hành vi phạm tội thành tội ghép; những điều luật có những khoản có nhiều tình tiết định khung nhưng khoảng cách giữa mức khởi điểm và tối đa của khung hình phạt lại quá gần hoặc quá xa là chưa phù hợp, cần được quy định thu hẹp lại. Vì về bản chất các hành vi riêng lẻ và một người phạm vào một hay nhiều tình tiết định khung của khoản trong điều luật đều có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau nên cần có đường lối xử lý khác nhau. Ví dụ, khoản 2 điều 194 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ bảy đến mười lăm năm tù, nhưng bao gồm rất nhiều tình
tiết định khung, nếu một người phạm tội phạm vào nhiều tình tiết định khung của điều luật thì cũng chỉ có thể xét xử họ tối đa đến mười lăm năm tù; ngược lại, một người hành vi phạm tội của họ chỉ phạm vào một tình tiết định khung, nếu khơng có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật để xử dưới khung thì vẫn phải xử phạt họ ở mức bảy năm tù. Việc quy định nhiều hành vi phạm tội thành một tội ghép có khung hình phạt giống nhau hoặc một số tội có khoảng cách khung hình phạt q gần cịn dễ dẫn đến việc tuỳ tiệnviệc lượng hình của những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật. Vì vậy, cần quy định tách các hành vi riêng lẻ thành tội phạm cụ thể để dễ dàng cho thực tiễn áp dụng pháp luật..
Đối với Tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, hiện nay khi áp dụng pháp luật đối với tội này là hết sức khó khăn, vì người phạm tội khơng thừa nhận là biết tài sản đó là do phạm tội mà có (ởỞ từng giaio đoạn tố tụng có lúc thừa nhận có biết tài sản do phạm tội mà có, lúc khơng thừa nhận là biết tài sản do phạm tội mà có), trong khi đó luật quy định là người đó phải biết tài sản đó là do phạm tội mà có. Đề nghị sửa là, chỉ cần có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là cấu thành tội phạm, bởi lẽ nghĩa vụ của công dân là tuân thủ pháp luật, nên khi mua bán, chưa chấp một tài sản nào đó thì người đó phải biết rõ nguồn gốc của tài sản đó.
Đối với các tội có quy định về các tình tiết: gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; số lượng lớn, số lượng rất lớn, số lượng đặc biệt lớn cần có quy định cụ thể, rõ ràng ngay trong điều luật.
Điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS quy định: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; quy định như vậy là khơng rõ ràng, đẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng; Có người cho rằng trường hợp ít nghiêm trọng ở đây là (phạm tội ít nghiêm trọng), có người lại quan niệm ít nghiêm trọng có nghĩa là (hHành vi phạm tội khơng nghiêm trọng, vai trị của tội phạm là thứ yếu,…).
Bộ luật hình sự khơng mơ tả hành vi khách quan của tội phạm dẫn đến, không thống nhất trong việc áp dụng điều luật, giữa các cấp xét xử. Trong nhiều trường hợp, cấp sơ thẩm cho là tội Giết người thì cấp phúc thẩm lại cho là tội cố ý gây thương tích hoặc ngược lại, Ví dụD: Bị cáo dùng dao đâm nhiều nhát làm cho người khác bị thương nặng, sau khi cấp cứu được ba ngày thì tử vong hoặc trường hợp bị cáo dùng súng bắn đạn hoa cải, bắn một phát (thậm chí bắn nhiều phát) làm cho người khác bị thương (không chết);
Nhiều loại tội quy định hành vi vi phạm phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm hoặc mới là tình tiết tăng nặng định khung, nhưng không quy định rõ thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đã khây khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng điều luật. Ví dụD: Tội gây rối trật tự cơng cộng.
Rất nhiều Điều luật, trong khoản 1 quy định ngồi hình phạt tù cịn có nhiều hình phạt khác nhẹ hơn, nhưng khơng nêu cụ thể trường hợp nào thì được áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù; Dẫn đến việc áp đụng hình phạt tùy tiện khơng thống nhất giữ các cấp xét xử.
Một số tội quy định khung hình phạt giữa các khoản chồng lên nhau, làm cho việc quyết định hình phạt khơng thống nhất, thậm trí cịn làm vơ hiệu hóa quy định tại Điều 47 BLHS, Ví dụD: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; ở khoản 1 có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến năm năm, khoản 2 có khung hình phạt tù từ ba năm đến mười năm. Để thống nhất giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như giữa các cấp xét xử, trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án; Nên chia nhỏ các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 các Điều 46 và khoản 1 Điều 48 BLHS,
- Cần quy định: Những trường hợp nào thì tạm giữ tài sản (tiền) của bị cáo để đảm ảo thi hành án.
- Tính nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội, đã được quy định áp dụng trong từng tội, vì vậy nên quy định tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội, thì tổng hợp như đối với người đã thành niên mới đảm bảo tính răn đe, phịng ngừaười tội phạm đối với người chưa thành niên. (theo quy định hiện hành của BLHS năm 1999 thì cịn thiếu và khơng biết tổng hợp theo quy định nào ? Ví dụD: Nếu trước và sau khi đủ 18 tuổi đều phạm tội nặng như nhau).
Chế định án treo chưa có sự nhận thức thống nhất. Để thống nhất giữa Viện kiểm sát và Tòa án, cũng như giữa các cấp xét xử, nên quy định cụ thể những điều kiện (đĐiều kiện cứng) khi cho hưởng án treo. Hiện nay đang tồn tại trường hợp: Cấp sơ thẩm cho rằng không cần thiết bắt bị cáo phải chấp hành hình phạt tù nên cho hưởng án treo, nhưng cấp phúc thẩm lại cho rằng phải buộc bị cáo chấp hành hình phạt tù hoặc ngược lại, mà khơng có căn cứ để kết luận cấp nào quyết định là đúng.
Ủy ban thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, tổng hợp những vướng mắc khó khăn trong việc áp dụng các điều luật và khẩn trương có kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền, để sửa đổi bổ sung, hướng dẫn kịp thời. Đồng thời để giải quyết những vấn đề đặt ra, Ủy ban thẩm phán, Chánh án cùng cần mạnh dạn căn cứ và đường lối, nguyên tắc của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự để hướng dẫn áp dụng tương tự pháp luật, để giải quyết kịp thời đúng quy định của pháp luật các vụ án đó.