Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩmnhân dân trong hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 44 - 46)

những người có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử của ngành Tòa án. Bởi, họ chính là những chủ thể trực tiếp của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sựán hình sự sơ thẩm nói riêng và xét xử các loại án của Tịa án nói chung. Do đó, cần rà sốt, sắp xếp tổ chức cán bộ, bố trí cho những Thẩm phán có năng lực thực sự vào khâu xét xử những vụ án khó, án phức tạp; thường xuyên đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho các Thẩm phán về nghiệp vụ xét xử nói chung và nghiệp vụ xét xử án hình sựán hình sự sơ thẩm nói riêng để họ khơng ngừng được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ xét xử. Cập nhật kịp thời những sửa đổi bổ sung của pháp luật; tiếp thu kinh nghiệm xét xử của các nước tiên tiến; sử dụng thành thạo công nghệ tin học để phục vụ chun mơn. Lựa chọn những người có trình độ pháp luật và hiểu biết về xã hội, nhiệt tình cơng tác và phẩm chất đạo đức tốt để bầu chọn làm Hội thẩm nhân dân. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có năng lực thực sự về chuyên môn nghiệp vụ, về kiến thức xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng và tính chịu trách nhiệm cao trước mọi cơng việc được giao; thực sự chủ động tích cực trong việc nghiên cứu hồ sơ, thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, cùng với các chủ thể tiến hành tố tụng khác làm sáng tỏ mọi tình tiết của vụ án sẽ khơng để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm, khắc phục được tình trạng oan, sai.

1.4.3. Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạtđộng xét xử động xét xử

Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật như: tại điều 30 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 và được khẳng định bổ sung tại

điều 16, Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được thể hiện dưới hai khía cạnh:

Độc lập với yếu tố bên ngồi, có nghĩa: khi xét xử, Hội đồng xét xử không phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan Công an hay cáo trạng của Viện kiểm sát…Hội đồng xét xử phải xem xét toàn bộ chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và chứng cứ mới thu thập được tại phiên tồ. Bảo đảm khơng một cơ quan hay cá nhân, tổ chức nào được tác động bằng cách này hay cách khác tới hoạt động xét xử của Toà án. Hội đồng xét xử cũng độc lập với các yêu cầu của những người tham gia tố tụng; Tồ án cấp trên khơng được can thiệp vào hoạt động xét xử của Toà án cấp dưới mà chỉ có thể hướng dẫn Tồ án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật, chỉ đạo về đường lối xét xử trong từng giai đoạn hoặc những loại tội nhất định chứ khơng được chỉ đạo Tồ án cấp dưới xét xử trong từng vụ án cụ thể. Bản án, quyết định của Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vàocác chứng cứ đã được kiểm tra cơng khai tại phiên tồ và theo quy định của pháp luật.

Độc lập với yếu tố bên trong, có nghĩa: các thành viên của Hội đồng xét xử cũng phải độc lập với nhau trong việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Thẩm phán và Hội thẩm ngang quyền khi xét xử, khi nghị án, cả Thẩm phán và Hội thẩm đều có quyền trình bày ý kiến của mình và biểu quyết theo đa số; Hội thẩm là người biểu quyết trước, Thẩm phán là người biểu quyết sau cùng; người có ý kiến khác có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản lưu vào hồ sơ vụ án.

Bảo đảm tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, đòi hỏi người Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, trung thực, liêm khiết, khách quan vô tư. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có niềm tin vào phán quyết của mình, có ý thức trách nhiệm cao trước mọi cơng việc được giao, vượt qua mọi

cám dỗ, tác động từ bên ngoài, biết vượt lên cái riêng để đưa ra bản án, quyết định đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước và mọi công dân. Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật khi xem xét, đánh giá chứng cứ để ra các bản án, quyết định; Hội đồng xét xử phải tuân theo các quy định của pháp luật chứ không bị phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khơng có nghĩa: việc xét xử tách rời đường lối, chính sách của Đảng và khơng có sự kiểm sát và giám sát mà phải ln có sự giám sát của Viện kiểm sát và Toà án cấp trên theo quy định của pháp luật, có như vậy chất lượng áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân sẽ ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w