Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 87 - 89)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

3.3.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh

Để thực hiện được yêu cầu của Nghị quyết 49/NQ-TW và kết luận sơ 79 /KL-TW của Bộ chính trị, về lâu dài cơng tác cán bộ của ngành Tồ án cần được Đảng và Nhà nước quan tâm và đổi mới cơ chế đào tạo, tuyển chọn cán bộ, Thẩm phán Toà án các cấp và đổi mới cơ chế bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán. Nên có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng riêng của ngành Toà án

nhằm chủ động thống nhất và tập trung hoá việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, gắn đào tạo, bồi dưỡng với việc quản lý và sử dụng cán bộ của ngành.

Chế định Thẩm phán và Hội thẩm cần được đổi mới theo hướng xây dựng lại ngạch, bậc Thẩm phán, kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc nghiên cứu bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời, đáp ứng với yêu cầu thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử và công tác điều động luân chuyển cán bộ trong ngành Toà án. Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của Thẩm phán và trách nhiệm công tác của Hội Thẩm nhân dân. Đồng thời đổi mới thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo hướng kết hợp việc thi tuyển với tuyển chọn Thẩm phán.

Với chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền được giao Tịa án nhân tỉnh Quảng Ninh căn cứ vào tình hình thực tế cần phải khẩn trương đưa ra những giải pháp cụ thể:

+ Ngành Toà án Quảng Ninh cần tập trung củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, Thẩm phán theo hướng tiêu chuẩn hố và nâng cao trình độ chun môn nghiệp vụ (từ năm 2003 đến nay 100% thư ký được tuyển mới có bằng đại học luật chính quy), chính trị phẩm chất, đạo đức đối với chức danh cán bộ, Thẩm phán và Hội thẩm Toà án. Thực hiện nghiêm túc, tránh hình thức trong cơng tác quy hoạch cán bộ, để đào tạo và cũng là động lực để cán bộ công chức phấn đấu trong công tác.

+ Bổ nhiệm thẩm phán, cán bộ lãnh đạo đúng người đúng việc trên ngun tắc vì cơng việc mà bố trí cán bộ. Thực hiện tốt công tác điều động, luân chuyên cán bộ, thẩm phán, lãnh đạo giữa các tòa, phòng và từ các tịa án địa phương, tránh tình trạng để cán bộ cơng tác lâu tại một vị trí cơng tác sẽé tạo ra sức ỳ và chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Hiện nay, đội ngũ thẩm phán trung cấp đang cơng tác tại Tịa án tỉnh chỉ có hai thẩm phán có độ tuổi dưới 45 tuổi, các thẩm phán cịn lại đều có tuổi từ trên 53 tuổi

(tTrong đó có tới 40% chỉ cịn năm cơng tác dưới 3 năm), nên có những hạn chế trong áp dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác và học tập, ít cập nhật văn bản pháp luật mới, làm việc theo kinh nghiệm, do đó cần mạnh dạn bổ nhiệm thẩm phán, lãnh đạo trẻ để làm công tác kế cận, tạo động lực và khí thế làm việc trong cơ quan.

Xây dựng quy chế về tác phong, đạo đức, trách nhiệm, nghề nghiệp và kỷ luật công vụ của cán bộ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, trên nguyên tắc “gần “dân, học dân và giúp dân”; “Phụng cơng thủ pháp chí cơng vơ tư” như lời Bác đã dạy, kiên quyết loại ra khỏi ngành Toà án những cán bộ, Thẩm phán vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, đảm bảo thuận lợi cho nhân dân khi làm việc với cơ quan Tịa án.

Đảm bảo tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử. Muốn vậy, phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, xây dựng quy chế hoạt động của thẩm phán, hội thẩm nhân dân và quy chế này phải được cơng khai minh bạch trong tồn cơ quan. Tuy nhiên bên cạnh đó, cũng cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát tránh tình trạng lạm quyền, tuỳ tiện trong áp dụng pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được tôn trọng, bằng việc công khai các bản án đã xét xử, để thẩm phán, hội thẩm nhân dân tham khảo để có phán quyết thích hợp. Tránh tình trạng ngay tại cCơ quan cùng một tội danh, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như nhau..… mà với những Hội đồng xét xử khác nhau, thì hình phạt lại khác nhau, gây hiểu lầm, thậm chí có có cách nhìn khơng đúng với cCơ quan, nếu có vi phạm phải được phát hiện và xử lý kịp thời và nghiêm minh theo đúng quy chế đã đề ra.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 87 - 89)

w