Xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 75 - 76)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

3.1.2. Xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tháng sáu6 năm 1997 đã yêu cầu các cơ quan tư pháp phải là cơ quan mẫu mực trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phải thể hiện tính cơng khai dân chủ trong hoạt động của mình. Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, của Bộ chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp

trong thời gian tới" thì cơng tác tư pháp nói chung và cơng tác xét xử án hình

sựán hình sự sơ thẩm nói riêng phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội tham nhũng, phạm tội có tổ chức nhằm bảo vệ trật tự kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ của, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơng dân. Khắc phục tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân [5].

Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị đã chọn cải cách Tòa án là khâu đột phá trong cải cách tư pháp vì, trong hệ thống tư pháp Tịa án có vai trị đặc biệt quan trọng. Các quyết định của Tòa án trong bản án là kết quả cuối cùng của tiến trình tố tụng tuyên bố một cơng dân là có tội hay khơng có tội, việc truy tố một cơng dân là đúng hay sai. Vì lẽ đó, Tịa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất của Nhà nước, của nền công lý nước nhà. Tịa án là cơng cụ để bảo vệ công lý và sự công bằng xã hội. Chất lượng áp dụng pháp luật của Tồ án chính là uy tín, là sự nhân danh Nhà nước của Toà án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tiếp đó, làNghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005, cũng chỉ rõ mục tiêu, quan điểm cải cách tư pháp là: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiệu lực cao. Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cải cách tư pháp phải tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm với những bước đi vững chắc [6].

Vì vậy, xuất phát từ yêu cầu của cơng cuộc cải cách tư pháp,Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, phải có đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân có đủ năng lực chun mơn, bản lĩnh chính trị trong hoạt động xét xử. Đó là nắm vững quy định của pháp luật đảm bảo cho những người tham gia tố tụng theo quy định phải được tham gia phiên tịa (kKhơng bỏ lọt người tham gia tố tụng) và các quyền của họ cũng phải được đảm bảo trên cơ sở tinh hần Nghị Quyết 08/NQ-TW; quyết định của bản án về hình phạt các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng phải phù hợp đúng với quy định của pháp luật; Đảm bảo nguyên tắc pháp chế đối với từng bị cáo trong từng vụ án khác nhau.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w