Hoàn thiện quy phạm pháp luật tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 83 - 85)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

3.3.1.2. Hoàn thiện quy phạm pháp luật tố tụng hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã được sửa đổi, bổ sung ba lần: tháng 6/1990; tháng 12/1992 và tháng 6/2000. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, ngày 26/11/2003 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2000. Thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 22/6/2006, Ban chi đạo cải cách tư pháp Trung

ương đã có kế hoạch số 05 và chỉ rõ: Trên cơ sở các định hướng của chiến lược cải cách tư pháp và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật tố tụng hình sự, nghiên cứu đề xuất và tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Mục đích, u cầu của việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, những vấn đề về cải cách tư pháp đã được đề ra trong các nghị quyết của Đảng phải được thể chế hoá đầy đủ và đúng đắn; xác định rõ hơn nhiệm vụ của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ nâng cao tính độc lập, chủ động trong thực hiện nhiệm vụ, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng. Các trình tự và thủ tục tố tụng phải phải được bổ sung sao cho cụ thể rõ ràng, dễ hiểu, khả thi tạo điều kiện cho những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng, nhất là người bào chữa thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mình trong tố tụng hình sự. Để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, luận văn xin nêu một số ý kiến về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật như sau:

- Về nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, theo Nghị quyết 49-NQ/TW đã chỉ rõ: "Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng" [6]. Vì vậy, về nguyên tắc, quan hệ tố tụng phải độc lập với quan hệ hành chính. Do đó, Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đơỉ, bổ sung theo hướng, phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tư pháp trong hoạt động tố tụng hình sự; tăng thẩm quyền cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động trong thực thi nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về những việc họ thực thi.

- Về khoản 2 điều 46 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: "Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án quyết định; nếu Thẩm phán và Chánh án bị thay đổi thì do Chánh án Tồ án cấp trên trực tiếp quyết định. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà

do Hội đồng xét xử quyết định...Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tồ thì Hội đồng xét xử hỗn phiên tồ". Vậy trường hợp Thẩm phán chủ toạ phiên toà vắng mặt có lý do chính đáng như bị ốm, khơng có ai làm thủ tục hỗn phiên tồ thì giải quyết như thế nào? trường hợp này hiện naychưa có hướng dẫn nhưng xin được đề xuất như sau: Bộ luật tố tụng hình sự nên có quy định là Chánh án Tồ án ra quyết định cử Thẩm phán khác thay thế Chủ toạ phiên tồ để làm thủ tục hỗn phiên toà.

Điều 196 giới hạn của việc xét xử, Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Điều này làm hạn chế tính dân chủ trong xét xử (cChưa phù hợp với tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị), bởi lẽ làm hạn chế phạm vi, khả năng tranh tụng của những người tham gia tố tụng. Cần sửa, Viện kiểm sát chỉ truy tố những bị cáo và những hành vi mà bị cáo đó đã thực hiện, với những bị cáo đã thực hiện những hành vi như vậy và thơng qua tranh tụng tại phiên tịa, thì Tịa án có tồn quyền quyết định về tội danh và hình phạt đối với bị cáo đó.

Điều 230 và 248 thẩm quyền của tòa phúc thẩm, quy định chỉ xét xử những quyết định của bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị; Nếu phần bản án khơng có kháng cáo kháng có sai sót rõ ràng, thì kiến nghị xem xét theo trình tự giám đóc thẩm hoặc tái thẩm. Điều này gây khó khăn phức tạp và tốn kém. Cần phải sửa, nếu khi cấp phúc thẩm phát hiện thấy bản án sơ thẩm có sai sót rõ ràng mà khơng có kháng cáo kháng nghị, thì có quyền sửa những sai sót đó.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w