Nội dung của áp dụng pháp luật trong giai đoạn đưa vụán ra xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 33 - 39)

Giai đoạn đưa vụ án ra xét xử được bắt đầu từ khi mở phiên tòa cho tới khi Tòa án tuyên án. Giai đoạn này, việc áp dụng pháp luật gồm các bước như: kiểm tra căn cước những người tham gia tố tụng, giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo và những người tham gia tố tụng theo những điều luật tương ứng của Bộ luật tố tụng hình sự. Ví dụ, đối với bị cáo phải giải thích cho bị cáo đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời cần công bố thêm quy định tại điều 188 Bộ luật tố tụng hình sự cho bị cáo biết "Bị cáo đang bị tạm giam khi ra phiên toà chỉ được tiếp xúc với người bào chữa. Việc tiếp xúc với những người khác phải được phép của chủ toạ phiên toà…" [238].

Chủ toạ phiên toà phải hỏi bị cáo đã nhận được bản cáo trạng của Viện kiểm sát và quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án hay chưa. Nếu đã được giao nhận thì ngày được giao nhận là ngày nào, trường hợp bị cáo chưa nhận được cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử từ chín ngày trở xuống trước khi mở phiên tồ, thì phải hỏi bị cáo có đồng ý để Tồ án tiến hành xét xử vụ án hay không. Nếu bị cáo đồng ý thì ghi vào biên bản phiên toà và tiến hành xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị cáo khơng đồng ý thì Hội đồng xét xử phải hỗn phiên tồ. Ngay sau khi hỗn phiên tồ, nếu bị cáo chưa được giao nhận bản cáo trạng thì Tồ án u cầu Viện kiểm sát tiến hành giao bản cáo trạng cho bị cáo; nếu bị cáo chưa nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tồ án tiến hành giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo.

Hội đồng xét xử cũng phải tiến hành giải quyết việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người Phiên dịch, người Giám định; cách ly người làm chứng, cách ly bị cáo khi cần thiết; giải quyết các yêu cầu xem xét vật chứng và hỗn phiên tịa khi có người vắng mặt; tiến hành thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định việc Toà án xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục [238, tr.145].

Xét xử trực tiếp là việc Hội đồng xét xử xác định các tình tiết của vụ án qua việc xem xét các chứng cứ tại phiên toà. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải trực tiếp nghe lời trình bày của những người được xét hỏi tại phiên toà, ý kiến của bên luận tội và bên bào chữa, xem xét vật chứng, có thể đến nơi sảy ra vụ án đểhoặc những nơi khác có liên quan để xác định những tình tiết của vụ án và thảo luận với nhau về các vấn đề của vụ án, qua đó giúp họ có được nhận thức khách quan, tồn diện và đầy đủ về vụ án để bản án tuyên của của Toà án được đúng đắn. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà. Nếu bản án chỉ dựa vào chứng cứ trong hồ sơ mà không được đưa ra xem xét công khai tại phiên toà là vi phạm nghiêm trọng quy định về xét xử trực tiếp. Bản án hoặc một phần bản án có vi phạm sẽ bị huỷ để xét xử lại.

Từ vụ án đơn giản cho đến vụ án phức tạp, các thành viên của Hội đồng xét xử phải tự mình xem xét tất cả các chứng cứ, các phần của vụ án chứ khơng vì bất cứ lý do gì giao cho người khác nghiên cứu rồi chỉ nghe báo cáo lại để quyết định vụ án.

Để đảm bảo việc xét xử trực tiếp, những thành viên của Hội đồng xét xử phải có mặt trong suốt q trình xét xử, nếu phải thay đổi thì phải thực hiện theo quy định tại điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự.

Việc xét xử bằng lời nói là hoạt động tại phiên tồ được thể liện bằng lời nói từ thủ tục bắt đầu phiên toà cho đến phần xét hỏi, tranh luận, tuyên án. Xét xử bằng lời nói thể hiện tính minh bạch của hoạt động xét xử bảo đảm cho mọi người tham dự tại phiên toà theo dõi được mọi diễn biến của vụ án. Bằng lời nói những người tham gia tố tụng được trình bày cơng khai những suy nghĩ và nhận xét của họ về những vấn để của vụ án, đảm bảo cho mọi người tham dự phiên toà theo dõi được mọi diễn biến của vụ án, đồng thời đảm bảo yêu cầu trực tiếp của hoạt động xét xử.

Xét xử liên tục là trong cùng một thời gian các thành viên của Hội đồng xét xử không được tham gia xét xử nhiều vụ án mà phải xét xử xong vụ án này mới đượựoc chuyển sang vụ án khác. Hội đồng xét xử phải xét xử liên tục từ khi bắt đầu cho tới khi kết thúc phiên toà (trừ thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật), các thành viên của Hội đồng xét xử phải có mặt liên tục tại phiên tồ. Nếu có thành viên của Hội đồng xét xử khơng thể tham gia phiên tồ được thì phải thay thế theo quy định tại điều 186 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Xét xử liên tục đảm bảo cho các thành viên của Hội đồng xét xử không bị phân tán tư tuởng và không thực hiện được nguyên tắc trực tiếp của hoạt động xét xử.

Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và xét xử liên tục có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành nguyên tắc đặc thù trong hoạt động xét xử, các chủ thể áp dụng pháp luật phải tuan thủ triệt để nguyên tắc này để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, chống thái độ định kiến chỉ dựa vào kết quả điều tra và ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, dẫn đến xét xử qua loa, hình thức. Nếu vi phạm nguyên tắc này cũng chính là vi phạm những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; nguyên tắc xét xử độc lập của Tồ án…

Pháp luật tố tụng hình sự quy định rõ, nghĩa vụ chứng minh trong vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, đối với cơ quan Tồ án việc chứng minh vụ án được thực hiện bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự…thơng qua hình thức thẩm vấn cơng khai tại phiên tồ, Toà án phải trực tiếp xác định sự thật khách quan của vụ án.Việc phán quyết của Tòa án mà trực tiếp là Hội đồng xét xử phải độc lập, bản án của Tòa án do Hội đồng xét xử ban hành phải đảm bảo tính có căn cứ, chính xác đúng pháp luật trên cơ sở xem xét một cách khách quan toàn diện những tài liệu chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra và ý kiến, chứng cứ do các bên tham gia tố tụng đưa ra tại phiên tòa. Tại phiên

tòa việc đánh giá chứng cứ được thực hiện công khai thông qua việc thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng khác (trừ luật sư bào chữa); việc tranh luận giữa bên buộc tội với bên gỡ tội; giữa nguyên đơn dân sự với bị đơn dân sự để kiểm tra tính đúng đắn của các tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra. Việc xét hỏi phải đảm bảo tính khách quan, tôn trọng các quyền của những người tham gia tố tụng, khơng được có thái độ và lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng khác.

Theo khoản 2 điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về trình tự xét hỏi thì "khi xét hỏi từng người, chủ toạ phiên tồ hỏi trước rồi đến các Hội thẩm nhân dân, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa…" [238] chứ khơng quy định ai là người hỏi chính, ai là người hỏi phụ, ai là ngưịi hỏi bổ sung. Vì vậy, để đảm bảo tính khách quan Chủ toạ phiên tồ chỉ nên hỏi những câu hỏi có tính chất nêu vấn đề, cịn những câu hỏi có tính chất buộc tội, gỡ tội dành cho Kiểm sát viên, người bào chữa. Quá trình xét hỏi, hội đồng xét xử phải xác định có hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế hay không; nếu có hành vi phạm tội thì là tội gì; người phạm tội là ai; lý do phạm tội; các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; xác định vai trò của mỗi bị cáo trong vụ án (nếu có đồng phạm); trách nhiệm dân sự; làm rõ nguồn gốc của tang vật... Hội đồng xét xử khơng đựợc có những lời lẽ khẳng định hay phủ định bất cứ vấn đề nào mà Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nêu ra cũng như không được đánh giá nhận xét đúng sai ngay tại phiên tồ. Nếu phải giải thích cho người tham gia tố tụng thì chỉ giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng, tuyệt đối khơng được giải thích những quy định của Bộ luật hình sự.

Để tránh tư tưởng chủ quan, suy đoán trong việc đánh giá chứng cứ và để xác định tội danh được chính xác cần hết sức thận trọng. Hội đồng xét xử không nên phụ thuộc vào tội danh mà cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố mà cần xem xét hành vi phạm tội của bị cáo và đối chiếu với cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Ngoài việc căn cứ vào các quy định của

pháp luật Tòa án cịn cần phải căn cứ vào tình hình thực tế thơng qua hoạt động kiểm tra tính xác thực của các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố của cơ quan Công an, Viện kiểm sát và tại phiên tịa cơng khai để Hội đồng xét xử làm căn cứ đưa ra bản án, quyết định tuyên bố bị cáo có phạm tội hay khơng phạm tội.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đã quy định rõ giới hạn của việc xét xử đối với cơ quan Tòa án:

Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những tội danh theo cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tịa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật [2 3 8, tr.151], có nghĩa là với những hành vi mà bị cáo bị Viện kiểm sát truy tố, Tồ án cịn có thể xét xử bị cáo theo khoản nặng hơn hoặc theo khoản nhẹ hơn so với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo B về ba hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân theo khoản 2 điều 139 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại đoạn 2 điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tồ án có thể xét xử bị cáo B về ba hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản này theo khoản 1 hoặc theo khoản 3 hoặc cũng có thể theo khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự.

Tồ án có thể xét xử bị cáo về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố, có nghĩa với những hành vi mà Viện kiểm sát truy tố, Tồ án có thể xét xử bị cáo về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Trường hợp, qua nghiên cứu hồ sơ và xét xử cơng khai tại phiên tồ, nếu Hội đồng xét xử thấy hành vi phạm tội của bị cáo đang bị cáo trạng của Viện kiểm sát truy tố lại phạm vào một tội nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì Tịa án trao đổi với Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thay đổi quyết định

truy tố hoặc trả hồ sơ để Viện kiểm sát điều tra bổ sung. Nếu Tịa án và Viện kiểm sát khơng thống nhất được quan điểm, Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên cáo trạng truy tố thì Tịa án xử tun bố bị cáo không phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w