Tăng cường cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối vớơi ngành

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 93 - 100)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

3.3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, chế độ chính sách đối vớơi ngành

Tòa án và cán bộ Tòa án tỉnh Quảng Ninh

- Về cơ sở vật chất: Hiện tại trụ sở của Tịa án tỉnh Quảng Ninh hết sức chật và đã xuốơng cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Tòa án nhân dân tTối cao, Tòa án tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng trụ sở mới trên diện tích 10.000m2, tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long với tổng mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng, dưự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành. Về trang thiết bị, đề nghị cần phải xây dựng ngay mạng LAN của Tòa án tỉnh, đây là cơ sở cần thiết để các thẩm phán, hội thẩm nhân dân có thể tham khảo các bản án đã được xét xử mà không mất thời gian trao đổi với

thẩm phán khác, việc tham khảo này giúp cho họ sử dụng bản án đó như một cơ sở (tTiền lệ) để giải quyết các vụ mà mình đang giải quyết, tránh những sai sót, tham khảo về hình phạt để đưa ra phán quyết phù hợp, đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Về chế độ chính sách đối với cán bộ cơng chức và hội thẩm nhân dân: Nhà nước phải nhìn nhận hoạt động xét xử là một nghề đặc thù, phức tạp và chịu nhiều áp lực, bởi hoạt động của thẩm phán, hội thẩm nhân dân ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, các quyền của cơng dân, lợi ích của Nhà nước và t các ttổỏ chức. Để đảm bảo nâng cao trách nhiệm và chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, đ; Đồng thời tháo gỡ khó khăn cho Tịa án trong việc thu hút nguồn nhân lực (hHiện nay việc tuyển chọn thư ký tịa án gặp nhiều khó khăn, bởi u cầu thì cao, nhưng thu nhập lại rất thấp) có chất lượng cao, thì cần phải xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi đối với cán bộ cơng chức ngành tòa án và hội thẩm nhân dân theo hướng;

+ Mặc dù hiện nay, cán bộ cơng chức ngành tịa án đã được hưởng các phụ cấp ngành ( Đđối với thư ký bằng 30%; thẩm phán bằng 25% lương) và phụ cấp thâm niên và tiền bồi dưỡng phiên tịa đói với thẩm phán, thư ký, hội thẩm nhân dân. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu cơ bản của cán bộ cơng chức ngành tịa án, việc cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp của cán bộ cơng chức tịa án phải đáp ứng được ở mức thu nhập khá của xã hội, đây là yếu tố phòng chống tham nhũng tiêu cực trong ngành tòa án.

+ Cần tiếp tục cải cách chế độ tiền lương của Thẩm phán, phải có sự phân hoá giữa mức lương của thẩm phán và thư ký, lương của thẩm phán phải cao hơn thư ký. Hiện nay, chế độ tiền lương của thẩm phán và thư ký khơng có sự phân hố về ngạch, mà chỉ tính theo thâm niên cơng tác, có thẩm phán lương cịn thấp hơn cả thư ký, điều này dẫn đến sự bất cập trong phấn đấu của cán bộ, không tạo động lực để họ nỗ lực trau dồi kiến thức để trở thành người thẩm phán...Việc cải cách tiền lương sao cho mức lương của thẩm phán phải ở

mức thu nhập cao của xã hội, tạo điều kiện cho Thẩm phán yên tâm cơng tác, để họ có đủ điều kiện về mọi mặt, đó cũng là một trong những cơ sở để thẩm phán thực hiện tốt hơn nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật.

+ Cần có cơ chế bảo vệề và bảo đảm an ninh cho thẩm phán, hội thẩm nhân dân và gia đình họ, thực tế có nhiều người đã bị đe doạ mà họ thấy không được đảm bảo về an ninh, nên dễ dẫn đến tình trạng thoả hiệp, né tránh và như vậy bản án sẽ khơng được đúng đắn như đáng ra nó phải thế.

+ Đối với tỉnh Quảng Ninh: Cần phải có cơ chế hỗ trợ phù hợp đối với cán bộ cơng chức ngành tịa án, bởi lẽ trên cùng một địa phương, cùng là cán bộ công chức, nhưng cán bộ công chức của ủy ban và sở, ngành có chế độ ưu đãi về lương, phụ cấp ( Tthu nhập gấp 1,5 lần cán bộ cơng chức ngành tịa án) ngoài ra chế độ ưu đãi đối với người đi học đào tạo nâng cao, ưu đãi đối với người có bằng cấp...Nhưng cán bộ cơng chức ngành tịa án lại khơng được hưởng những ưu đãi nay, vì hưởng lương từ ngân sách Trung ương. Điều bất cập này có nguy cơ chuyển dịch nguồn nhân lực từ tòa án tỉnh sang các cơ quan thuộc khối ủy ban tỉnh và cũng là mầm mống gây tiêu cực tại Tòa án tỉnh. Đối với hội thẩm nhân dân, hiện nay đang thực hiện chế độ hỗ trợ cho hội thẩm nhân dân 100.000đ/người/ngày tham gia xét xử., Ttuy nhiên, nguồn kinh phí này cấp hàng năm một, thuộc nguồn của cải cách tư pháp, do đó khơng ổn định, đề nghị xây dựng quy chế hỗ trợ hội thẩm nhân dân cụ thể, ổn định và được cấp từ nguồn ngân sách địa phương.

+ Tòa án tỉnh Quảng Ninh cần phải quan tâm tới phong tào thi đua, khen thưởng của đơn vị hơn nữa. Ngoài khen thưởng theo định kỳ hàng năm, cần phải bám sát công việc của cán bộ công chức và hội thẩm nhân dân nếu cá nhân tổ chức nào có thành tích, thì có thể khen hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đột xuất, nhân rộng các cá nhân, đơn vị điển hình tiên tiến. Đây là nguồn động viên lớn đối vơi cán bộ công chức và hội thẩm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của họ trong cơng tác.

KẾT LUẬN

Như đã phân tích ở trên, Tịa án là cơ quan xét xử duy nhất của Nhà nước ta, là nơi biểu hiện tập trung quyền tư pháp, nơi các hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định được xét xử và phán xử công khai theo những thủ tục tố tụng chặt chẽ, nhằm đưa ra phán quyết mang tính quyền lực Nhà nước. Tịa án là nơi thể hiện đầy đủ nền công lý, thể hiện chất lượng và uy tín của tồn bộ hệ thống cơ quan tư pháp của Nhà nước ta. Hệ thống Tòa án đã trải qua nhiều cuộc cải cách để ngày càng được củng cố và phát triển nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng nhiệm vụ, phù hợp với giai đoạn phát triển của cách mạng nước ta và để ngày càng thể hiện đầy đủ bản chất nhân dân của nền tư pháp và của Nhà nước ta. Do vậy, áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân cũng là một phương tiện để bảo vệ pháp luật.

Áp dụng pháp luật trong xét xử những vụ án hình sự sơ thẩm là hoạt động mang tính đặc thù, bởi vì chủ thể áp dụng pháp luật bao giờ cũng là cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Áp dụng pháp luật trong xét xử những vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, góp phần răn đe và phịng ngừa tội phạm, giữ vững an ninh chính trị tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình trạng một số bản án, quyết định của Tịa án vẫn cịn có sai sót như: việc đánh giá chứng cứ để định tội cịn chưa chính xác, có bản án tuyên chưa rõ ràng, vi phạm tố tụng, xác định người tham gia tố tụng chưa chính xác...dẫn đến có những vụ án bị cấp phúc thẩm phải hủy án hoặc sửa án nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến những sai sót trên là do một số cán bộ, Thẩm phán chưa nêu cao vai trị trách nhiệm của mình, khơng chịu khó nghiên cứu tài liệu để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ dẫn đến áp dụng pháp luật trong cơng tác xét xử

cịn nhiều sai sót. Mặt khác, một số văn bản áp dụng pháp luật trong thời gian qua có nhiều thay đổi, bổ sung nhưng việc ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật của các ngành cấp trên còn chậm dẫn đến trường hợp không thống nhất về nhận thức giữa các ngành pháp luật, giữa Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp trên... Tình hình trên đã dẫn đến những sai sót nhất định trong công tác áp dụng pháp luật trong xét xử những vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh và phần nào làm ảnh hưởng đến uy tín của Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, cùng với sự đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, vấn đề nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử nói chung và trong hoạt động xét xử những vụ án hình sự sơ thẩm của Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đòi hỏi ngày càng cao. Việc áp dụng đúng pháp luật trong cơng tác xét xử sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc chấm dứt tình trạng án xử sai, để lọt tội phạm và xử oan người vô tội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban cán sự Đảng Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002, của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 49/NQ- TW ngày 02/6/2005, của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ án bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán, đảm bảo xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người ngay, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức cách mạng và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tòa án, đặc biệt là cán bộ Thẩm phán làm công tác xét xử.

Hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm là hoạt động thường xuyên của ngành Tòa án nhân dân, nhưng việc phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm đã khơng

được quan tâm một cách đúng mức cả về lý luận và thực tiễn. Đánh giá đúng thực trạang của hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm cho phép ta tìm ra những ngun nhân thiếu sót về pháp luật, cơ chế tổ chức, hoạt động và chất lượng cán bộ ngành tịa án, để từ đó có những giải pháp khắc phục những khuyết thiếu đó, đảm bảo hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm ngày càng tốt hơn.

Trên đây là đề tài tác giả chọn viết xuất phát từ kiến thức lý luận đã tiếp thu được, từ thực tiễn công tác, được sự quan tâm giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp. Bản thân đã cố gắng rất nhiều trong nghiên cứu tài liệu, em hy vọng những kiến thức của mình phần nào sẽ được áp dụng vào công tác tổ chức, hoạt động và xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, là tài liệu tham khảo cho ngành Tịa án trong cơng tác cải cách tư pháp. Góp phần nâng cao khả năng trong hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ cơng chức ngành tịa án, đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc đổi mới và cải cách tư pháp hiện nay.

Tuy nhiên, với khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá cịn hạn chế, lLuận văn có thể chưa đáp ứng được yêu cầu về lý luận và thực tiễn, chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được thầy giáo, cô giáo các nhà khoa học, đồng nghiệp tham gia đóng góp ý kiến để lLuân văn này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Viện nhà nước và pháp luật, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Thầy giáo, tiến sỹ Trương Hồ Hải – Giảng viên Viện nhà nước và pháp luật, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành Luận văn này.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 93 - 100)

w