Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ và giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho các Thẩm phán, Hộ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 89 - 91)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

3.3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ và giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho các Thẩm phán, Hộ

thẩm nhân dân để đảm bảo áp dụng đúng đắn pháp luật trong hoạt động xét xử

Đối với những hạn chế, tồn tại về hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử những vụ án hình sự sơ thẩm như đã phân tích ở trên do nhiều ngun nhân, song có một nguyên nhân rất cơ bản là do trình độ năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán làm cơng tác xét xử cịn một số hạn chế. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Công tác cán bộ tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ năng lực nghiệp vụ…” [5 7 ]. Để đáp ứng được những đòi hỏi của cải cách tư pháp, việc nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chun môn nghiệp vụ cho cán bộ, Thẩm phán và hội thẩm nhân dân là việc làm có ý nghĩa quyết định nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong hoạt động xét xử án hình sự án hình sự sơ thẩm của Tồ án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy yếu tố con người - cán bộ là khâu then chốt, để thực hiện thắng lợi các chủ trương đề ra và hoạt động của một tổ chức. Trong hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử của Tịa án, thì hoạt động của người Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là hoạt động trọng tâm và mang tính quyết định.

Vì vậy, muốn hoạt áp dụng pháp luật trong xét xử được đúng đắn, thì đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng vững vàng, có năng lực, trình độ chun mơn giỏi. Vậy, ngay từ cơng tác tuyển chọn phải nghiêm túc, tuyển chọn người có đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng và năng lực chuyên môn giỏi; trong công tác quản lý cán bộ, phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, năng lực để đưa đi đào tạo lớp thẩm phán, đào tạo nâng cao (sSau đại học, công nghệ tin học, kiến thức về xã hội, quản lý kinh tế....) và học các lớp lý luận chính trị để tạo nguồn thẩm phán.;

Đối với số cán bộ cơng chức hiện có, với 100% thẩm phán có bằng đại học luật và cao cấp chính trị, nên cần quán triệt khẩn trương, nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Tỉnh uỷ ban hành và thường xuyên mở các lớp tập huấn để triển khai kịp thời những văn bản luật mới ban hành, sửa đổi bổ sung của pháp luật, những văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, của Tòa án nhân dân tối cao, liên ngành một cách kịp thời tới toàn bộ thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Bên cạnh đó lãnh đạo Tòa án phải là tấm gương để cho cán bộ công chức đơn vị học tập cả về đạo đức, tác phong, lối sống, nói đi đơi với làm.

Cần phân cơng một phó chánh án, bổ nhiệm chánh tịa, phó chánh tịa hình sự là người thực sự giỏi và có kinh nghiêm về chun mơn, họ phải là những chuyên gia hang đầu của ngành luật hình sự. Đây là cơ sở để các thẩm phán, hội thẩm nhân dân trao đổi học hỏi, đồng thời họ là những người hướng dẫn, góp ý và phát hiện ra những sai sót của thẩm phán hội thẩm nhân dân sớm nhất. Đồng thời cần lựa chọn những Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có trình độ năng lực công tác tốt để giao trọng trách giải quyết những vụ án lớn, án nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w