Nội dung của áp dụng pháp luật trong giai đoạn nghị án, ban hành bản án, quyết định (văn bản áp dụng pháp luật)

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 40 - 43)

hành bản án, quyết định (văn bản áp dụng pháp luật)

Giai đoạn này bắt đầu từ khi Hội đồng xét xử nghị án và kết thúc khi bản án được tuyên ai là người có tội và phạm tội gì, trách nhiệm dân sự ra sao. Nghị án là một giai đoạn của hoạt động xét xử tại phiên toà được tiến hành sau phần xét hỏi và tranh luận. Nguyên tắc “khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” được thực hiện xuyên suốt trong quá trình xét xử nhưng thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nghị án.

"…Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án…". Để đảm bảo cho Hội đồng xét xử tập trung thảo luận và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, ngồi các thành viên của Hội đồng xét xử khơng một ai được vào phịng nghị án khi Hội đồng xét xử đang nghị án. Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả những vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, ai có ý kiến riêng có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được ghi rõ trong biên bản nghị án. Việc áp dụng các quy phạm pháp luật để ra bản án, quyết định là phán quyết cuối cùng của Tòa án được thực hiện ở giai đoạn này. Để bảo đảm việc xét xử công bằng, đúng pháp luật, bản án hình sựán hình sự sơ thẩm đảm bảo tính pháp chế, Hội đồng xét xử phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến tội phạm bị đưa ra xét xử. Đồng thời, công tác chuẩn bị phiên tịa phải có đủ những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho hoạt động xét xử nói chung và việc nghị án của Hội đồng xét xử nói riêng.

Căn cứ vào biên bản nghị án, kết quả nghiên cứu hồ sơ và thẩm vấn cơng khai tại phiên tịa, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa phải dự thảo bản án và thơng qua trong phịng nghị án, các thành viên của Hội đồng xét xử phải có ý kiến đối với tồn bộ bản án chứ khơng chỉ có phần quyết định của bản án. Trong bản án, chỉ có những vấn đề đã được thẩm tra tại phiên toà mới được dùng làm căn cứ để nhận định, đánh giá, kết luận và quyết định. Bản án do Toà án tuyên phải vừa đúng pháp luật, vừa có lý, có tình. Bản án phải phân tích, đánh giá những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định khơng có tội; nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự và phải giải quyết như thế nào; phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội phải lơ gíc, chặt chẽ, có căn cứ và phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được thẩm tra cơng khai tại phiên tịa; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cần buộc ai phải bồi

thường cho ai; tang vật của vụ án phải xử lý như thế nào; hình phạt và biện pháp chấp hành hình phạt ra sao; các biện pháp tư pháp khác; quyền kháng cáo của bị cáo, bị hại, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

Nếu bị cáo không phạm tội cần phải tuyên bố rõ lý do không đủ chứng cứ kết tội hay do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc bị cáo khơng có hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, xác định rõ có chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý hành chính, xử lý kỷ luật và áp dụng các biện pháp khôi phục lại các quyền và lợi ích hợp pháp cho họ theo quy định của pháp luật.

Bản án quyết định của Toà án tuyên phải bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ.

Tính hợp pháp của bản án, quyết định thể hiện ở chỗ, bản án, quyết định đó phải phù hợp với những quy định của Bộ luật hình sự về mặt nội dung trong việc định tội, lượng hình và về mặt hình thức phải phù hợp với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tính có căn cứ của bản án, quyết định thể hiện ở chỗ: bản án, quyết định của Tồ án chỉ có căn cứ khi những kết luận trong bản án, quyết định phù hợp với những sự kiện thực tế của vụ án và được xác định một cách chắc chắn tại phiên toà trên cơ sở những chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét cơng khai tại phiên tồ.

Cùng với việc ra bản án, Toà án cịn có thể có ý kiến kiến nghị với cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm ở cơ quan tổ chức đó. Bản án phải có tính thuyết phục khi chấp nhận hay bác bỏ những quan điểm có liên quan tới vụ án, vì bản án chính là thước đo để đánh giá chất lượng xét xử của cơ quan Tòa án và năng lực xét xử của thẩm phán. Việc giao bản án, quyết định hình sự sơ thẩm được thực hiện theo quy định tại điều 229 bộ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Nghiên cứu quá trình áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử sơ thẩm án hình sựán hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân, trên cơ sở lý luận phân

tích nội dung các giai đoạn của hoạt động xét xử án hình sựán hình sự sơ thẩm như trên thấy rằng: áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử án hình sựán hình sự sơ thẩm là một quá trình liên tục bao gồm nhiều giai đoạn, giai đoạn này nối tiếp giai đoạn kia. Trong mỗi giai đoạn khác nhau đều có thể ra những quyết định áp dụng pháp luật khác nhau và đều cần phải tuân thủ triệt để và đúng đắn các quy định của pháp luật.

Các vụ án được giải quyết theo trình tự sơ thẩm nếu tuân thủ tốt các quy định của pháp luật thì sẽ hạn chế bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, hạn chế đến mức tối đa khiếu nại tố cáo của công dân, trật tự an ninh xã hội được củng cố, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của cơng dân.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w