DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ SƠ THẨM CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
2.2.1. Ưu điểm
Áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của ngành Toà án. Số lượng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự sơ thẩm hàng năm luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số các vụ án mà Toà án tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý, giải quyết.
Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm là phần việc đầu tiên trong tồn bộ hoạt động giải quyết vụ án hình sựán hình sự sơ thẩm của Toà án nhân dân. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên xác định một hành vi là có
tội hay khơng có tội và quyết định hình phạt theo quy định của pháp luật. Vì vậy, áp dụng pháp luật trong giai đoạn này là rất khó khăn, đặc biệt là trong việc xem xét đánh giá chứng cứ và xác định tội danh.
Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Tịa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiệm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau đây:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh; c) Các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96,172, 216, 217, 218, 219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 Của Bộ luật hình sự.
2. Tịa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm khơng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tịa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Theo Nghị quyết của Quốc hội ngày 01/7/2004 tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả; Ngày 01/8/2008 tăng thẩm quyền cho Tịa án nhân dân thị xã Móng Cái, ng Bí, huyện Đơng Triều và Yên Hưng; Ngày 01/11/2007 tăng thẩm quyền cho 08 Tòa án nhân dân cấp huyện cịn lại.
Theo báo cáo của Tồ án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, số lượng án hình sự sơ thẩm Tồ án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý và giải quyết từ năm 2006 đến 2012 cụ thể từng năm: Năm Án hình sự sơ thẩm Thụ lý Xét xử Tỷ lệ giải quyết Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2006 350 662 343 650 98% 2007 268 568 260 552 97% 2008 227 487 225 482 98,5%
2009 256 754 245 732 96%
2010 208 551 206 547 99%
2011 201 619 199 612 99%
Tổng số 1510 3641 1478 3575 98%
Những vụ án hình sự sơ thẩm mà Tịa án tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra giải quyết, xét xử. Số bản án bị sửa là 164 vụ (cChiếm 10,8%); Số bản án bị huỷ là 13 vụ (cChiếm 0,86%) và khơng có án oan sai. Năm 2006 sửa 16 vụ, huỷ 01 vụ; năm 2007 sửa 12 vụ, huỷ 02 vụ; năm 2008 sửa 13 vụ, huỷ khơng có; năm 2009 sửa 09 vụ, huỷ 04 vụ; năm 2010 sửa 06 vụ, huỷ 02 vụ; năm 2011 sửa 08 vụ, huỷ 02 vụ. Tuy nhiên, những vụ án bị sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán là 48 vụ (cChiếm 3,1%), còn lại là do tại phiên tịa phúc thẩm phát sinh tình tiết mới như: gia đình bị cáo cung cấp chứng cứ mới về gia đình bị cáo là người có cơng với cách mạng, tại phiên tịa phúc thẩm bị cáo mới thành khẩn khai báo, bị cáo mới bồi thường, hoặc bồi thường thêm cho người bị hại, người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo...
Với kết quả xét xử như vậy, tỷ lệ án huỷ, sửa của Tòa án tỉnh Quảng Ninh là thấp so với quy định của ngành Tòa án ( áÁn huỷ là 0,86% án huỷ so với quy định là 1,16% và án sửa là 3,1% so với quy định là 4,6%).
Mặc dù số vụ án của năm 2008 đến hết 2011có thấp hơn các năm trước đó, nhưng đó là do việc tăng thẩm quyền cho các tòa án cấp huyện, nên một số vụ án trước đây thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án tỉnh, nay được giao cho cấp huyện xét xử. Nhưng sSố các vụ án phức tạp tăng hơn, thể hiện qua số bị cáo bị đưa ra xét xử và số bị cáo bị xử phạt với mức án tù chung thân và tử hình năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước; năm 2007 có 06 bị cáo bị xử phạt tù chung thân và tử hình, năm 2009 có 13 bị cáo bị xử phạt tù chung thân và tử hình, năm 2010 có 28 bị cáo bị xử phạt tù chung thân và tử hình, năm 2011 có 20 bị cáo bị xử phạt tù chung thân và tử hình.… cCho thấy tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm ngày càng gia tăng và phức tạp, gây khó khăn cho cơng tác xét xử.
Theo quy định của pháp luật, thì những vụ án thuộc thẩm quyền xéết xử của Tịa án tỉnh Quảng Ninh thường có tính chất, mức độ phức tạp và mức án cao, trong đó có nhiều vụ án có số lượng bị cáo nhiều, hành vi phạm tội lạnh lùng, tinh vi, sxảo quyệt và liên quan đến nhiều quốc gia. Số bị cáo bị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xử phạt tù cChung thân và tử hình là 195 vụ/ 152 bị cáo.
Trong thực tiễn xét xử, có những vụ hết sức phức tạp, không những trong hoạt động nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ, mà thẩm phán, hội thẩm nhân dân cịn chịu nhiều áp lực trong q trình điều khiển phiên tịa, quyết định hình phạtải bởi những yếu tố khác như:
Vụ Lu Minh Cheng (Lữ Minh Trình) cùng đồng phạm (04 bị cáo) bị bắt giữ vào ngày 12/5/2008; Các bị cáo mang quốc tịch Trung Quốc và Hồng Kông, Trung Quốc, đã “vận chuyển trái phép chất ma tuý” với số lượng 7.869,2681kg nhựa cần sa - đây là số ma tuý rất lớn, được cất giấu trong 02 container qua Việt Nam vào Trung Quốc thông qua cửa khẩu Móng Cái. Đây là vụ án mà số ma tuý được vận chuyển từ quốc gia khác vào Việt Nam nhưng bản thân các bị cáo không biết số ma tuý này có nguồn gốc từ đâu (dDo có sự tách bạch, trong nhiệm vụ của từng người trong đường dây này) và Bản án đã tuyên đối với tất cả các bị cáo là tử hình. Trong vụ án này các bị cáo đều là người nước ngồi, có sự can thiệp của Cơ quan ngoại giao của nước đó, đề nghị xem xét giảm hình phạt cho các bị cáo. Đây là yếu tố gây tâm lý, áp lực lên Hội đồng xét xử, bởi lẽ nếu có phán quyết q nghiêm khắc, hoặc khơng chính xác sẽ làm phương hại đến quan hệ ngoại giao của hai nước, mặc dù vậy với bản lĩnh, trình độ của mình Hội đồng xét xử đã ra Bản án hết sức nghiêm khắc, đúng với quy định của pháp luật, nên không gây ra phản ứng nào ngay cả gia đình của các bị cáo.
Vụ Nguyễn Thị Thuỷ cùng đồng phạm, bằng thủ đoạn rủ những người bị hại ra Móng Cái, Quảng Ninh sang Trung Quốc xách hàng thuê, sau đó bán
họ cho họ người Trung Quốc để làm gái mại dâm. Bằng cách này Thuỷ đã lừa đưa được các chị Phạm Thị Tươi, Đào Thị Thắm, Phạm Thị Phượng, Sính Thị Mơ, Phạm Thị Q và Hồng Thị Vui (cChưa đủ 15 tuổi) bán sang Trung Quốc. Bản án đã tuyên đối với bị cáo Thuỷ là 24 năm tù. Vụ án này cho thấy sự nhẫn tâm của bị cáo, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo là hết sức nghiêm trọng, làm huỷ hoại đời của nhiều con người, nhiều gia đình (cCó người khi xét xử vẫn chưa tìm thấy). Gia đình những người bị hại hết sức bức xúc, đe doạ tấn công bị cáo, gây mất trật tự phiên tịa, gây khó khăn cho việc xét xử. Nhưng đây là mức án cao nhất mà Hội đồng xét xử có thể tuyên đối với bị cáo, với mức án này đã gây bất bình cho gia đình người bị hại cũng như quần chúng nhân dân (dDo không hiểu quy định của pháp luật) phản ứng dữ dội, khiếu nại nên các cấp đối với Hội đồng xét xử, đây cũng là những yếu tố gây áp lực và tâm lý xấu cho những người tiến hành tố tụng trong hoạt áp dụng pháp luật.
Có những vụ án lớn, dư luận hết sức quan tâm, mà việc quyết định hình phạt ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bị cáo, cũng gây ảnh hưởng đến việc áp dụng pháp luật của thẩm phán, hội thẩm nhân dân như;
Vụ Cấn Việt Phương (cCùng với 24 đồng phạm khác) bị bắt ngày 02/5/2006. Các bị cáo thành lập đường dây mua bán ma t từ Hịa Bình - Sơn La - Hà Tây- Quảng Ninh, mua bán ma tuý nhiều lần với số lượng 179 bánh = 53.700gam Heroin. Bản án đã tuyên xử 12 bị cáo với mức án tử hình và 08 bị cáo với mức án chung thân, các bị cáo còn lại là mức án 20 năm. Sau đó các bị cáo kháng cáo, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân tTối cao tại Hà Nội đã sửa Bản án sơ thẩm đối với 04 bị cáo và giảm án hình phạt từ tử hình xuống tù chung thân (mMặc dù bị cáo mua bán với số lượng thấp nhất là trên 2000g Heroin, mà theo quy định 600g Heroin là tử hình), với lý do vai trị của 04 bị cáo này trong vụ án thấp hơn các bị cáo khác, các bị cáo là người dân tộc thiểu số. Theo tài liệu có trong hồ sơ thì các bị cáo khơng
cùng nhau mua bán từ giai đoạn đầu đến cuối, mà mua đi bán lại với nhau theo từng đợt. Như vậy, việc nhận thức về vai trò của bị cáo trong vụ án và vai trò của bị cáo trong đồng phạm và tính chất, mức độ nguy hiểm của vi phạm tội của bị cáo có sự khác nhau giữa hai cấp xét xử, do vậy có sự phán quyết khác nhau.
Vụ Nguyễn Tiến Phương (Phương Linh Hột) cùng đồng phạm, phạm tội “gGiết người”. Các bị cáo có hành vi gây thương tích cho 02 người đó là anh Lê Văn Điệp và Nguyễn Minh Trí, sau đó mang sang Trung Quốc thủ tiêu., hoạt Hoạt động của nhóm tội phạm này có tổ chức, mang tính chất băng nhóm xã hội đen. Do đó, q trình điều tra truy tố gặp rất nhiều khó khăn, trong việc lấy lời khai, thu thập chứng cứ vì các bị cáo bao che cho nhau, có yếu tố nước ngồi, nên phải phối kết hợp với cơ quan điều tra của nước bạn… và ngay cả khi xét xử sơ thẩm xác anh Trí vẫn chưa tìm được. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng của Quảng Ninh đã nỗ lực đưa các bị cáo ra xét xử, bBản án sơ thẩm đã tuyên tử hình đối với 02 bị cáo ( Phương và Chung) và 01 án chung thân. Sau khi xét xử sơ thẩm các bị cáo kháng cáo, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tTối cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, tại phiên tịa phúc thẩm khơng có tình tiết mới nào được đưa ra, nhưng Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định sửa Bản án sơ thẩm và quyết định tuyên xử Nguyễn Tiến Phương 20 năm tù, Nguyễn Tiến Chung tù chung thân… Không đồng ý với quyết định của Bản án phúc thẩm Tòa án Quảng Ninh đề nghị Chánh án Tịa án nhân dân Tối cao kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm. Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao đã kháng nghị Bản án phúc thẩm này, Bản án giám đốc thẩm đã quyết định huỷ toàn bộ bản án phúc thẩm, giao cho Tòa phúc thẩm xét xử lại theo thủ tục chung. Bản án phúc thẩm sau đó đã tuyên xử Nguyễn Tiến Phương tử hình, Nguyễn Tiến Chung tù chung thân (lLý do Chung là em ruột Phương, vì nhân đạo khơng cần thiết phải tử hình Chung). Thơng qua vụ án này ta thấy tính phức tạp, khó khăn trong áp dụng pháp luật trên thực tiễn.,
mặc Mặc dù nội dung vụ án chỉ là một nhưng các cấp xét xử có những nhận định khác nhau và đưa ra các phán quyết khác nhau. Trong trường hợp này, bBản án sơ thẩm quáa cứng nhắc, không xem xét đến quan hệ của bị cáo Phương và Chung cũng như truyền thống, phong tục tập quáan, tính nhân đạo của dân tộc và pháp luật ta.; Bản án phúc thẩm lần thứ nhất quá thiên về tính nhân đạo đối với các bị cáo, mà khơng xém xét tính răn đe, phịng ngừa tội phạm và phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Trong số 1510 vụ án đã thụ lý, xét xử, qua nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên toà, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung là 47 vụ/121 bị cáo bằng 3,1%; trong đó Viện kiểm sát chấp nhận 40 vụ/96 bị cáo bằng 2,6%. Lý do trả hồ sơ là:, bổ sung chứng cứ về, định tội, định khung hình phạt, thay đổi tội danh đã truy tố, bổ sung về nhân thân của bị cáo, người bị hại. Vví dụ: như Viện kiểm sát truy tố tội “Cố ý gây thương tích, gây hậu quả chết người, nhưng Tịa án cho rằng cần phải truy tố bị cáo về tội “giết người”, nên trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội “giết người”; Hoặc có vụ Viện kiểm sát truy tố bị cáo về tội hiếp dâm trẻ em, nhưng khi thu thập tài liệu về ngày sinh của người bị hại không rõ ràng (Cchỉ xác minh ngày sinh của người bị hại tại ủy ban nhân dân xã, mà không thu thập các chứng cứ khác như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh..), do không đủ cơ sở để khẳng định người bị hại có phải là trẻ em khơng, nên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Điều này cho thấy năng lực chuyên môn, khả năng xem xét, đánh giá chứng cứ của thẩm phán.,.
Qua kết quả xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đối với các vụ án do Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh xét xử sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị cho thấy, việc áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh cơ bản là chính xác, đúng pháp luật, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt kẻ phạm tội. Các bản án, quyết định do Tồ
án ban hành đã góp phần khơng nhỏ trong việc tun truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tại địa phương. Những kết quả cơng tác mà Tịa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong những năm qua đã được Nhà nước, Chính phủ, Tịa án nhân dân Tối cao và tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá cao và đã tặng thưởng: Huân chương lao Lao động hạng hai năm 2008, cờ thi đua của Chính phủ năm 2006 và năm 2008năm, cờ thi đua ngành tòa án nhân dân năm 2007 và 2009 và hàng năm đều nhận bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh... đã trao tặng cho Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật của Toà án nhân dân trong những năm qua, tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã được Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh thi hành một cách nghiêm túc. Việc điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử đã theo hướng mở rộng tranh tụng tại phiên tồ cơng khai, Thẩm phán chủ tọa phiên tồ đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình là điều khiển, theo dõi và đánh giá các chứng cứ thu thập được trong hồ sơ với kết quả xét hỏi công khai tại phiên tòa làm cơ sở cho việc xác định tội danh, quyết định hình phạt một cách cơng bằng, chính xác.