Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 70 - 74)

- Do vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Do pháp luật hình sự của nước ta còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, các quy phạm pháp luật chưa rõ ràng, văn bản giải thích và hướng dẫn pháp luật cịn chậm, tản mát khơng tập trung, nên có những thời điểm giữa các cấp xét xử khơng có sự thống nhất về nhận thức pháp luật, dẫn đến chất lượng áp

dụng pháp luật bị ảnh hưởng. Trong thực tiễn xét xử cho thấy những khó khăn, vướng mắc từ các quy định của Bộ luật hình sự.

+ Quy định tại phần chung của Bộ luật hình sự;

Điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS quy định: Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; quy định như vậy là không rõ ràng, dđẫn đến không thống nhất trong việc áp dụng; Có người cho rằng trường hợp ít nghiêm trọng ở đây là (phạm tội ít nghiêm trọng), có người lại quan niệm ít nghiêm trọng có nghĩa là (hHành vi phạm tội khơng nghiêm trọng, vai trị của tội phạm là thứ yếu,…)

+ Quy định về các tội phạm cụ thể:

Bộ luật hình sự khơng mơ tả hành vi khách quan của tội phạm dẫn đến, không thống nhất trong việc áp dụng điều luật, giữa các cấp xét xử. Trong nhiều trường hợp, cấp sơ thẩm cho là tội Giết người thì cấp phúc thẩm lại cho là tội cố ý gây thương tích hoặc ngược lại., Ví dụD: Bị cáo dùng dao đâm nhiều nhát làm cho người khác bị thương nặng, sau khi cấp cứu được ba ngày thì tử vong hoặc trường hợp bị cáo dùng súng bắn đạn hoa cải, bắn một phát (thậm chí bắn nhiều phát) làm cho người khác bị thương (không chết);

Nhiều loại tội quy định hành vi vi phạm phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội phạm hoặc mới là tình tiết tăng nặng định khung, nhưng không quy định rõ thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đã khây khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng điều luật. Ví dụVD: Tội gây rối trật tự cơng cộng.

Rất nhiều Điều luật, trong khoản 1 quy định ngồi hình phạt tù cịn có nhiều hình phạt khác nhẹ hơn, nhưng khơng nêu cụ thể trường hợp nào thì được áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù,; D dẫn đến việc áp dđụng hình phạt tùy tiện khơng thống nhất giữ các cấp xét xử.

Một số tội quy định khung hình phạt giữa các khoản chồng lên nhau, làm cho việc quyết định hình phạt khơng thống nhất, thậm trí cịn làm vơ hiệu hóa quy định tại Điều 47 BLHS, Ví dụVD: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ; ở khoản 1 có khung hình phạt tù từ sáu tháng đến năm5 năm, khoản 2 có khung hình phạt tù từ ba3 năm đến mười10 năm.

- Do các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác, thay đổi, bổ sung lời khai, chứng cứ (nNhư khi xét xử sơ thẩm chưa bồi thường, khi xét xử đã bồi thường cho người bị hại..) tại các cấp xét xử khác nhau.

- Do nhận thức về tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm giữa hai cấp có khác nhau. Ví dụ, tình hình tội phạm và vì lý do phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nên cấp sơ thẩm thấy cần phải xử lý nghiêm các bị cáo để có tác dụng răn đe và phòng ngừa tội phạm tại địa phương. Nhưng cấp phúc thẩm xác định xử như vậy là nặng, khơng cần thiết, nên giảm hình phạt hoặc thay đổi biện pháp thi hành án từ tù giam, sang hưởng án treo.

- Do cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ còn chưa đảm bảo nhu cầu thiết yếu, mức thu nhập của cán bộ ngành tòa án còn chênh lệch với cán bộ ngành khác tại địa phương..... dễ dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong hoạt động của cán bộ.

- Ngoài hoạt động xét xử thẩm phán, thư ký cịn phải làm những cơng việc kiêm nhiệm khác, như Đảng, Cơng đồn, thanh niên, hội luật gia..cho nên việc đầu tư cho chuyên môn và thời gian cho công tác xét xử cũng bị hạn chế.

* Nguyên nhân chủ quan

- Các sai sót phần lớn là do năng lực của hội đồng xét xử, thẩm phán năng lực chuyên môn của thẩm phán còn yếu, khả năng xem xét đánh giá chứng cứ chưa chính xác và hiểu điều luật chưa rõ ràng, hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa một cách chiếu lệ, trình độ chun mơn pháp lý có phần hạn

chế, nên đã điều hành phiên tịa cịn lúng túng, hạn chế quyền và thậm chí bỏ sót người tham gia tố tụng và có những phán quyết khơng chính xác như, bỏ lọt người phạm tội, xử phạt khơng đúng tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo.

- Do sự cẩu thả, thiếu quan tâm, tập trung của thẩm phán, thư ký trong hoàn thiện hồ sơ vụ án, như thiếu chữ ký của thành viên hội đồng trong Biên bản nghị án...dẫn đến vụ án cũng bị huỷ.

- Do bị ảnh hưởng từ các yếu tố tác động bên ngoài như thân quen, tác động nhờ vả của người khác, do ngại va chạm với các thành viên khác trong hội đồng xét xử, nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

Chương 3

YÊU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNGPHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ NHỮNG VỤ ÁN HÌNH

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự của tòa án nhân dân tỉnh quảng ninh từ năm 2006 đến năm 2012 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w