Sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như Cơng an, Viện kiểm sát, cChính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong việc phát giác, tố cáo người phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật để việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, đúng pháp luật góp phần cải tạo giáo dục người phạm tội và tuyên truyền pháp luật tới mọi người dân.
Hoạt động xét xử của Tồ án cần có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, của các cơ quan báo chí đài phát thanh truyền hình và của quần chúng nhân dân đối với hoạt động xét xử của Toà án nhân dân. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới xác định: "Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và nhân dân đối với cơ quan Tư pháp" [5]. Để tạo cơ sở pháp lý thực hiện quyền giám sát của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tồ án nhân dân, góp phần khắc phục chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Theo đó, khi giám sát hoạt động xét xử của Toà án nhân dân, nếu phát hiện những hành vi trái pháp luật thì các cơ quan nhà nước, đại diện dân cử có
quyền yêu cầu Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên mặt trận có quyền kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu và kiến nghị đó theo quy định của pháp luật.
Chương 2