Kết luận chương
2.1.1. Tình hình huy động vốn
Năm 2008 là năm khó khăn trong việc huy động vốn của các Ngân hàng nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng. Do tình hình lạm phát tăng cao, việc NHNN thắt chặt tiền tệ đã làm cho các Ngân hàng phải tăng lãi suất vay (do tăng lãi suất tiền gửi). Tuy nhiên, trong khoảng thời gian năm 2008 việc liên tục điều chỉnh mức lãi suất trần, sàn huy động tiền gửi tiết kiệm đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình huy động vốn tại các NHTM. Chi phí sử dụng vốn cao, các
NHTM phải chạy đua trong việc thu hút nguồn vốn bằng các hình thức khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tăng lãi suất… để huy động vốn. Tuy điều kiện khó khăn chung nhưng việc huy động vốn thì tình hình huy động trên địa bàn tỉnh tương đối khả quan đạt 27.954 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2007.
Bên cạnh đó trong năm 2008 lãi suất cho vay bị khống chế theo lãi suất huy
động, lãi suất cho vay có giai đoạn lên đến 21%/năm cũng làm cho các doanh
nghiệp e dè trong việc sử dụng vốn vay do đó làm cho cầu về vốn giảm. Việc huy
Biểu số 2. 1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
“Nguồn: Báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai” [13]
Năm 2008 tỷ trọng huy động vốn có sự thay đổi, tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn, giảm tỷ trọng tiền gửi khơng kỳ hạn, tốc độ tăng của tiền gửi có kỳ hạn là 64%, trong khi tiền gửi không kỳ hạn giảm 25% so với năm 2007 do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trong thời gian năm 2008 tăng rất cao và có sự chênh lệnh lớn giữa lãi suất khơng kỳ hạn và có kỳ hạn. Do đó, cá nhân và các doanh nghiệp chỉ duy trì lượng tiền gửi không kỳ hạn cần thiết để thanh toán các nhu cầu cần thiết, phần lớn là
chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao hơn.
Trong điều kiện bình thường thì việc tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn là một
dấu hiệu tốt cho thấy nguồn vốn đầu vào của các NH tương đối ổn định. Tăng
trưởng tiền gửi có kỳ hạn này thực sự khơng hiệu quả do chi phí sử dụng nguồn tiền gửi loại này cao, hơn thế do thị trường lãi suất biến động các Ngân hàng không dám huy động tiền gửi lãi suất cao (18%) với kỳ hạn dài nên thực chất nguồn tiền gửi có
Tổng nguồn vốn Phân theo
loại tiền Phân theo thời hạn
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Năm Số tiền Tỷ trọng Nội tệ Ngoại tệ Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng giảm 2006 13.085 100% 11.174 1.911 3.465 26,5% 27,4% 9.620 73,5% 47% 2007 20.054 100% 17.729 2.325 5.539 27,6% 59,9% 14.515 72,4% 51% 2008 27.954 100% 24.032 3.922 4.152 14,9% -25,0% 23.802 85,1% 64% 2009 36.679 100% 31.910 4.769 5.801 15,8% 39,7% 30.878 84,2% 31% 2010 64.169 100% 53.902 10.267 15.579 24,3% 168,6% 48.590 75,7% 57%
kỳ hạn trên có thời gian rất ngắn thường từ 1 tháng đến 6 tháng với mức độ ổn định không cao.
Tuy lãi suất huy động thay đổi không ổn định, nhưng sự nỗ lực huy động
cũng như chính sách tiếp thị của các NHTM trên địa bàn tỉnh cũng đã thu hút được vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và đáp ứng được nhu cầu vốn vay của cá nhân và
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Năm 2009 là năm nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế tỉnh Đồng Nai nói có dấu hiệu phục hồi kinh tế sau cuộc suy thoái kinh tế chung vào năm 2008. Với hàng loạt chính sách linh hoạt của nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển trong
đó chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt góp phần duy trì các chỉ số tiền tệ và kinh
tế vĩ mô hợp lý, ổn định giá cả đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức 6,8%.
NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn). Theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ
9,5%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5/năm xuống 5%/năm. Các mức lãi suất này được giữ nguyên cho đến hết tháng 11/2009. Cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế, NHNN đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thêm 1% áp dụng từ 1/12/2009
Thị trường vàng và ngoại tệ căng thẳng, NHNN đã kiềm chế bằng cách nhập khẩu vàng và mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009 với mục đích hạ nhiệt thị trường vàng và
khuyến khích xuất khẩu.
Chính sự kết hợp hài hịa của nhiều biện pháp như hạ nhiệt thị trường vàng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, ổn định
lạm phát đồng thời với lỗ lực của các NHTM trên địa bàn tỉnh trong công tác tiếp thị huy động vốn đã làm cho huy động vốn năm 2009 đạt kết quả tốt. Năm 2009 huy
tăng 31% so với năm 2008, tiền gửi không kỳ hạn tăng 15,8% so với năm 2008. Tiền gửi có kỳ hạn tăng cao là dấu hiệu khả quan cho việc phát triển ổn định.
Năm 2010 tình hình huy động vốn trên địa bàn tỉnh có nhiều khả quan tăng 168,6% so với năm 2009 trong đó tăng chủ yếu đối với đồng tiền nội tệ. Huy động vốn đối với đồng nội tệ đạt 53.902 tỷ đồng, ngoại tệ đạt 10.267. Huy động vốn năm 2010 của tỉnh đạt kết quả cao do áp lực cạnh tranh, các NHMT trên địa bàn tỉnh đã nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh đó, lãi suất huy động trong năm 2010 rất hấp dẫn, là cơ sở mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư dưới
hình thức gửi tiết kiệm vừa đảm bảo giá trị đồng tiền và mang lại lợi ích kinh tế với mức độ rủi ro thấp hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác.