III. Nguyên nhân từ phía Chính phủ Mức độ biểu hiện
3.2.3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD phù hợp. Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro độc lập với kinh doanh tiến tới thực hiện quản lý rủi ro theo ngành dọc, giảm dần mức độ uỷ quyền theo hàng ngang.
Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng
thời xây dựng các chính sách quản lý RRTD, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách KH, xây dựng danh mục đầu tư trong từng thời kỳ.
Phân tách phịng tín dụng thành nhiều bộ phận như bộ phận chuyên môn khác nhau như bộ phận quan hệ KH, bộ phận quản lý RRTD, bộ phận tác nghiệp (đang
được áp dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương) nhằm bảo đảm tính khách quan trong
hoạt động cấp tín dụng vừa bảo đảm tính chuyên nghiệp trong việc xử lý và thu hồi nợ. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng chưa có bộ phận quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề. Khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu CBTD là người cho vay đồng thời là người trực tiếp xử lý RRTD. Mơ hình này thực tế đã chỉ ra những hạn chế trong việc xử lý và thu hồi nợ do khơng có tính chun sâu. Do đó, tác giả thiết nghĩ nên xây dựng bộ máy quản trị RRTD độc lập với kinh doanh có trình độ cao, làm việc chuyên nghiệp với đầy đủ kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức về pháp luật do
công việc xử lý nợ là một cơng việc khó địi hỏi cán bộ phải có trình độ, có như thế mới nâng cao hiệu quả của công tác xử lý và thu hồi nợ.
Kết luận chương 3
Có rất nhiều giải pháp để hạn chế RRTD. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập tới các giải pháp xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan từ phía KH và từ phía Ngân hàng. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD do yếu tố khách quan có thể vượt ngồi tầm kiểm sốt của các NHTM. Do đó, đi tìm ngun nhân và đề ra giải pháp góp phần giúp các NHTM giảm thiểu RRTD do yếu tố chủ quan gây ra là điều quan trọng nhất và nếu giảm được rủi ro xuất phát từ yếu tố chủ quan thì các nhà quản trị rủi ro đã đi được phần lớn con đường quản trị RRTD tại Ngân hàng mình.
quản trị riêng, áp dụng đồng bộ các giải pháp. Trong các giải pháp mà đề tài nêu ra
để hạn chế rủi ro tín dụng thì giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng xuất phát từ phía
NHTM là giải pháp quan trọng nhất. Do xuất phát từ việc khi Ngân hàng cấp một khoản tín dụng đồng nghĩa với việc ngân hàng mua một khoản rủi ro để đổi lấy
khoản lợi nhuận. Từ đó, theo tác giả việc quản trị rủi ro tín dụng bằng cách hạn chế các nguyên nhân phát sinh từ nội tại bên trong Ngân hàng là điều quan trọng nhất.
Tuy nhiên, một môi trường phát lý đồng bộ, chặt chẽ của Chính phủ, một
định hướng phát triển tín dụng đúng đắn của NHNN là nền tảng cho hoạt động tín
dụng phát triển ổn định và hạn chế được rủi ro tín dụng. Do đó, Chính phủ cần hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo thơng tin trong các báo cáo tài chính sát thực với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Chính phủ cần hồn thiện mơi trường pháp lý là cơ sở để các NHTM hoạt
động và là cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các Ngân hàng trong việc vay và
thu hồi nợ
Đề tài “Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” được viết trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của tác giả
trong thời gian làm cơng tác tín dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cũng như nhận thức của tác giả cịn có những mặt hạn chế nhất định. Do đó, đề tài khơng tránh được
phần thiếu sót cần hồn thiện bổ sung thêm. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, cùng các bạn đọc để tác giả hồn thiện và bổ sung kiến thức của mình.
Qua đây, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Hoàng Ngân, là người thầy truyền đạt kiến thức cho tác giả trong suốt thời gian theo học Đại học cũng như trong thời gian qua đã hướng dẫn tác giả hoàn thiện luận văn này.
1. Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Hà Quang Đào, Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng
thương mại, Đại học Ngân hàng, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Độ (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương
mại nhà nước trong thời kì hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng (15).
5. Trần Huy Hồng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống kê
7. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Nhà xuất bản Thống Kê.
8. Dương Thị Bình Minh/Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê.
9. Lê Văn Tư/Lê Tùng Vân/Lê Nam Hải (2003), Ngân hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Thống Kê.
10. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản Thống Kê
11. Đoàn Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của
tổ chức tín dụng”, Tạp chí Ngân hàng, (10). 12. Văn kiện đại hội Tỉnh Đồng Nai.