Cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 79 - 81)

III. Nguyên nhân từ phía Chính phủ Mức độ biểu hiện

3.2.1.4. Cơ chế bảo đảm tiền vay và xử lý tài sản bảo đảm

Trong quy định về bảo đảm tiền vay ban hành của hệ thống NHTM hiện nay, nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là nguyên tắc thỏa thuận giữa người có tài sản bảo đảm và Ngân hàng cho vay. Trong đó, quy định bên có tài sản bảo đảm phải bàn giao tài sản thế chấp cho Ngân hàng xử lý và thu hồi nợ. Hợp đồng thế chấp quy định điều khoản người có tài sản bảo đảm ủy quyền vô điều kiện và không hủy ngang cho Ngân hàng bán để thu hồi nợ gốc, lãi, lãi phạt, và các khoản phí liên quan nếu sau một thời gian (thường là 60 ngày) mà tài sản bảo đảm chưa được xử lý theo thỏa thuận. Khi phải xử lý tài sản thế chấp thì Ngân hàng được trực tiếp bán và nhận tiền từ việc bán tài sản thế chấp. Tuy nhiên trong thực tế thì Ngân hàng khơng xử lý tài sản theo cách thức nêu trên do KH không đồng ý bán tài sản, xử lý tài sản bảo

chuyên trách như tòa án, THA, TTĐG đã làm hạn chế và kéo dài thời gian thu nợ từ bán tài sản bảo đảm.

Thật vậy, hiện nay vấn đề xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận giữa Ngân hàng, KH vay vốn và người mua tài sản chưa có một hành lang pháp lý chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia. Đơn cử trường hợp, một KH bị nợ quá hạn, Ngân hàng đã tiến hành khởi kiện và đã được tòa tuyên án. Trong thời gian thỏa

thuận giữa Ngân hàng và KH, KH tự tìm được người mua tài sản nhưng theo quy

định của pháp luật thì tài sản chỉ được phép giao dịch trong điều kiện khơng có

tranh chấp, khơng bị kê biên để bảo đảm THA. Theo quy định trên rõ ràng người mua không thể ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản được do tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng. Hợp đồng chuyển nhượng chỉ được cơng chứng và chứng thực khi tài sản sản đó được xóa đăng ký thế chấp, khơng bị kê biên và khơng có tranh chấp. Về phía Ngân hàng, khi KH chưa trả hết phần dư nợ được bảo đảm từ tài sản thế

chấp trên thì Ngân hàng khơng thể xóa đăng ký thế chấp. Về phía KH, KH chỉ có thể trả nợ Ngân hàng khi bán được tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, bán tài sản theo cách trên KH sẽ phải chịu thiệt hại ít hơn so với bán qua TTĐG.

Chính vì thực tế trên, bán tài sản theo thỏa thuận ba bên hiện chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện. Ngân hàng vì ngun tắc an tồn sẽ để tài sản được bán qua TTĐG. Tuy nhiên, bán tài sản qua TTĐG sẽ mất rất nhiều thời gian, đôi khi người có tài sản phải THA bị thiệt thịi. Nhiều trường hợp thực tế khi thời gian bán tài sản qua TTĐG dài thì số tiền thu hồi được do bán tài sản khơng đủ thanh tốn nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt…cho Ngân hàng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai một số NH đã áp dụng biện pháp bán tài sản theo thỏa thuận khi tài sản đang thế chấp, cầm cố tại Ngân hàng theo cách:

Ngân hàng, KH, cùng người mua tài sản tiến hành thỏa thuận bằng văn bản về việc bên mua tài sản đồng ý mua tài sản thế chấp và đồng ý để Ngân hàng phong tỏa tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng bằng giá trị tài sản để bảo đảm cho việc giao dịch mua bán. Ngân hàng chỉ được quyền trích tài khoản tiền gửi của người mua để trả

nợ vay cho KH khi hợp đồng chuyển nhượng tài sản được công chứng chứng thực và đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp người mua vì một lý chủ quan nào đó khơng mua tài sản theo đúng thỏa thuận thì sẽ bị mất số tiền theo thỏa thuận. Ngân hàng trên cơ sở

biên bản thỏa thuận ba bên tiến hành xuất kho tài sản bảo đảm đồng thời thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp để tạo điều kiện cho việc thực hiện giao dịch chuyển

nhượng.

Việc bán tài sản bảo đảm theo cách thức trên hàm chứa nhiều rủi ro về phía Ngân hang: thứ nhất khi tài sản đã xóa đăng ký thế chấp đồng nghĩa với việc tài sản trên không bảo đảm cho bất kỳ khoản nợ nào tại Ngân hang; thứ hai, vì một lý do khách quan như tranh chấp về tài sản…thì việc chuyển nhượng không thể thực hiện

được. Lúc này, rủi ro nghiêng về phía Ngân hàng do tài sản đã được xóa đăng ký

thế chấp.

Do đó, theo quan điểm của tác giả Chính phủ nên ban hành cơ sở pháp lý cho việc bán tài sản bảo đảm tiền vay theo thỏa thuận như Ngân hàng được đơn phương

đăng ký thế chấp lại khi giao dịch chuyển nhượng không thành, người mua được

quyền thực hiện đăng ký quyền sử dụng khi mua tài sản. Chính phủ cần có các quy

định để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia giao dịch để bảo đảm được

ba mục đích chính, thứ nhất: Ngân hàng thu hồi được nợ; thứ hai: KH bán được tài sản để thanh toán nợ vay Ngân hang; thứ ba: người mua tài sản được mua tài sản

với giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)