III. Nguyên nhân từ phía Chính phủ Mức độ biểu hiện
3.2.3.2.3. Giải pháp về tài sản bảo đảm
Một trong những biện pháp để bảo đảm an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thu hồi nợ thứ cấp sau cùng. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản bảo đảm phải có cơ sở thực tế và tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hoặc người bảo lãnh được pháp luật cho phép chuyển nhượng và phải có thị trường chuyển nhượng.
Do đó, phải trả lời được các câu hỏi sau khi nhận tài sản thế chấp, bảo lãnh
đó là: Trên thị trường hiện tại có tài sản đó khơng? Tài sản có thể bán dễ dàng được
khơng? Chi phí cho việc bán tài sản thế nào?. Định giá lại giá trị tài sản bảo đảm khi giá trị tài sản tại thời điểm định giá biến động giảm so với giá thị trường đồng thời thu thập thông tin về tài sản bảo đảm cùng loại qua thị trường và qua trung tâm bán
đấu giá để có cơ sở trong việc định giá tài sản. Phải xem xét đến tính pháp lý của tài
sản cũng như tính thanh khoản của tài sản khi nhận tài sản làm bảo đảm tiền vay. Ngoài ra, đối với những tài sản có giá trị cao, có tính phức tạp cần thiết phải thuê chuyên gia để đánh giá tài sản bảo đảm. Để tài sản bảo đảm phát huy ý nghĩa trong việc hạn chế RRTD, điều quan trọng nhất là xác định được mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm và hạn chế cho vay bằng mức cho vay tối đa đối với tài sản bảo đảm.
Đối với tài sản bảo đảm là máy móc thiết bị phải kiểm tra chặt chẽ tài sản đảm bảo trong suốt thời gian bảo đảm tiền vay tại ngân hàng và phải cân nhắc khi định giá tài sản là máy móc thiết bị theo giá thị trường đồng thời hạn chế tối đa cho
vay bằng mức cho vay tối đa đối với loại tài sản bảo đảm này
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, NHTM trên địa bàn tỉnh không nên định giá theo giá thị trường đặc biệt là quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc quyền
sử dụng đất chưa biết rõ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, khi lập hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba thì cơ sở pháp lý là điều kiện quan trọng để hạn chế RRTD. Nếu cơ sở pháp lý của hồ sơ tài sản bảo đảm
tài sản bảo đảm thì việc thu hồi nợ từ phát mãi tài sản bảo đảm có tính khả thi cao và ngược lại.