Kết luận chương
2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo loại tiền
Biểu số 2.4: Cơ cấu cho vay phân theo loại tiền
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Dư nợ cho vay
Nội tệ Ngoại tệ Tổng dư nợ Năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng/giảm 2006 12.288 74,44% 4.219 25,56% 16.507 100% 24,7% 2007 17.749 74,43% 6.096 25,57% 23.845 100% 44,5% 2008 21.365 78,20% 5.955 21,80% 27.320 100% 14,6% 2009 28.820 79% 7.501 21% 35.721 100% 30,7% 2010 35.889 74,7% 12.152 25,3% 48.041 100% 34,5%
“Nguồn: Báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai” [13]
Từ bảng số liệu trên cho thấy: dư nợ cho vay chủ yếu là VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu vốn bằng VNĐ chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn lưu động và một số ít phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định có nguồn gốc từ trong nước. Năm 2009 dư nợ vay bằng ngoại tệ khơng tăng do chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước. NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009.
Việc mở rộng biên độ tỷ giá làm cho tỷ giá có xu hướng tăng, VNĐ mất giá so với USD, giá hàng nhập khẩu tăng. Tỷ giá tăng sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm trong nước. Cùng với mở rộng biên độ tỷ giá, NHNN sử dụng chính sách điều hành linh hoạt tỷ giá bình qn liên Ngân hàng tạo thuận lợi khuyến
khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm mục tiêu khơi phục kinh tế trong nước. Do đó, năm 2009 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ không tăng so với năm 2008.
Năm 2010 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng do lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thấp, chỉ xấp xỉ một nửa so với vay bằng VNĐ. Thứ hai, do Ngân hàng Nhà nước
đã mở rộng đối tượng vay bằng ngoại tệ cho cả các DN nhập khẩu hàng hóa để bán
hàng trong nước. Thứ ba, niềm tin của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sự ổn
định của tỷ giá trong mấy tháng qua khá bền vững; Thứ tư Chính phủ có các gói hỗ
trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.