Kết luận chương
2.2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ
Hiện nay các NHTM trên địa bàn tỉnh đo lường và kiểm sốt rủi ro chủ yếu thơng qua các chỉ tiêu chính như tỷ lệ NQH nhóm (2 -5), nợ xấu nhóm (3 -5), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay, tăng, giảm so với năm trước để từ đó có các biện pháp kiểm sốt RRTD bảo đảm
hoạt động kinh doanh ổn định.
Biểu số 2.7: Dư nợ phân theo nhóm nợ
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ nhóm 1 15.197 23.402 24.847 32.863 45.590 Tỷ trọng 92% 98% 91% 92% 95% NQH (nhóm 2-5) 1.310 444 2.473 2.858 2.451 Tỷ trọng 7,94% 1,86% 9,05% 8% 5,10% Nợ xấu (nhóm 3-5) 257 111 934 857 815 Tỷ trọng 1,56% 0,47% 3,42% 2,4% 1,70% Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 42 33 231 522 269 Tỷ trọng 0,25% 0,14% 0,85% 1,46% 0,56% “Nguồn: Báo cáo của NHNN tỉnh Đồng Nai” [13]
Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu trên, các NHTM lớn trên địa bàn tỉnh sử dụng chấm điểm tín dụng cá nhân và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các tiêu chí chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ do mỗi Ngân hàng tự đưa ra để thực hiện trong hệ thống Ngân hàng mình. Hiện chưa có một cơng ty độc lập cung cấp chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khoa học và khách quan nên kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng nội bộ của các Ngân hàng chưa có giá trị khoa học cao, cịn hàm chứa nhiều yếu tố chủ quan khi thực hiện nên đôi khi vẫn dẫn tới việc từ chối cho vay KH tốt, đồng ý cho vay KH xấu.
Từ năm 2005 trở đi, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 thay vì phân loại nợ theo quyết
định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000. Do đó, nợ quá hạn năm
2005 và năm 2006 tăng cao. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 7,94% trên tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh vượt mức tối đa theo tiêu chuẩn quốc tế là 5% nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Năm 2007 nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, dư nợ tín dụng tăng trưởng cao, doanh số cho vay cao, nhưng đến cuối năm 2007 nền kinh tế có những dấu hiệu suy thối. Kết quả của chính sách tăng trưởng, nới lỏng tín dụng trong năm 2007 là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn năm 2008 tăng cao:
Năm 2008 là năm có tỷ lệ NQH gia tăng đột biến trong đó bốn Ngân hàng có nợ xấu cao nhất là Ngân hàng Ngọai thương Chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Á Châu Chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng TMCP Việt Á Chi nhánh Đồng Nai, Ngân hàng Công thương Chi nhánh Long Thành.
Nguyên nhân của việc nợ xấu, NQH tăng cao là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát của Chính Phủ, các Ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng
đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn ln chuyển chậm, khơng thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới NQH tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài
chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng. Việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến các Ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển NQH vào các nhóm nợ thích hợp. Một số tổ chức tín dụng cho vay chưa khảo sát kỹ KH, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục
hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay. Một nguyên nhân khác dẫn đến NQH cao do lãi suất vay cao, các doanh nghiệp trả nợ phải vay món mới với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất NQH và phí phạt q hạn, do đó đã dẫn đến tâm lý trì hỗn việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn để hưởng lãi suất thấp.
Ngồi ra cịn một số nguyên nhân gây NQH cao trong năm 2008 là cho vay qua trung gian, ăn phần trăm với dịch vụ cho vay đáo hạn giải chấp, không thẩm
định phương án vay vốn, cho vay nhận tài sản thế chấp là qua hợp đồng ủy quyền
về tài sản.
Năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên vẫn cịn khó khăn, NQH và nợ xấu giảm kể cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối so với năm 2008 do các
Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong đó có Ngân hàng Cơng Thương chi nhánh Long Thành áp dụng tích cực các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn tăng do việc chuyển nhóm nợ từ nhóm nợ thấp sang nhóm nợ cao hơn. Kết quả năm 2009 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 1,46% tăng 125% so với năm 2008.
Năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu giảm mạnh do đặc điểm các chính sách kinh tế của Nhà nước có những độ trễ nhất định, hàng loạt các biện pháp kích thích để ổn
định tăng trưởng kinh tế của năm 2009 chỉ thể hiện hiệu quả của nó phần nhỏ ở năm
2009. Hiệu quả của các biện pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng thể hiện rõ nét nhất ở 10 tháng đầu năm 2010, cụ thể, nợ quá hạn năm 2010 chiếm 5,1% trên tổng dư nợ; nợ xấu chiếm1,7% trên tổng dư nợ; nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,56% trên tổng dư nợ. Bên cạnh các chính sách vĩ mơ của nhà nước thì nợ q hạn năm 2010 giảm là do các khoản nợ, quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đã được xử lý rủi ro và đưa ra ngoại bảng, nền kinh tế đất nước phục hồi, là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nguồn thu để thanh tóan các khỏan nợ và phát triển.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai tăng tường thanh tra, giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đưa các NHTM trên địa bàn tỉnh vào diện kiểm soát đặc biệt nếu các NHTM có nợ xấu trên 10% trong ba tháng liên tiếp. Chính
việc tăng tần suất thanh tra và áp dụng linh hoạt các biên pháp kiểm tra, giám sát là cơ sở để tăng chất lượng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh.