Hoàn thiện hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 87 - 89)

3.3. Kiến nghị

3.3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng

Hiện nay trung tâm thơng tin tín dụng với tên gọi tắt là CIC chỉ cung cấp thơng tin tín dụng về các khoản vay vốn, mà khơng cung cấp thông tin về các khoản bảo lãnh.

Trong khi định hƣớng về nghiệp vụ bảo lãnh là cần nhìn nhận bảo lãnh nhƣ một khoản cấp tín dụng từ khâu thẩm định, phê duyệt, kiểm tra, giám sát, trích lập dự phịng… Ngồi ra, Luật các tổ chức tín dụng cũng quy định về giới hạn cấp tín dụng và bảo lãnh của khách hàng. Cho nên việc trung tâm thơng tin tín dụng hỗ trợ cung cấp thêm thông tin về lịch sử cấp tín dụng dƣới hình thức bảo lãnh ngân hàng của các cá nhân, doanh nghiệp là cần thiết cho hoạt động cấp tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ngồi ra, hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng cũng cần hoàn thiện hơn nhƣ:

- NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC ngành ngân hàng, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trƣờng hợp phát hiện thơng tin khơng chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng nhƣ bồi thƣờng thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thơng tin khơng chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thƣởng đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên các NHTM nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp. - Thông tin cung cấp nên có cả phần nhận xét định tính về khách hàng vay bên

cạnh các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ hiện nay, chi tiết về các khoản có liên quan, ví dụ nhƣ: tƣ cách ngƣời vay, tình hình bảo lãnh vay vốn, tài sản đảm bảo, dƣ nợ vay và chất lƣợng tín dụng trong các thời kỳ, ...

- CIC nên tăng cƣờng chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thơng tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng q có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy chế.

Ngoài ra, CIC cần có sự liên hệ thơng tin với các Sở kế hoạch và đầu tƣ tại các tỉnh, thành phố trong việc quản lý việc đăng ký thơng tin doanh nghiệp. Vì hiện nay có một thực trạng là: doanh nghiệp có giao dịch tại ngân hàng nếu thay đổi thông tin về

đăng ký kinh doanh nhƣ: ngƣời đại diện, địa chỉ… thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đăng ký lại với ngân hàng. Tuy nhiên có một số doanh nghiệp cố tình khơng tuân thủ, hoặc đăng ký chậm trễ gây nhiều rủi ro cho ngân hàng. Trong nghiệp vụ bảo lãnh, vấn đề này ảnh hƣởng đến lợi ích của cả ba bên. Nếu một bên khơng tn thủ thì sẽ ảnh hƣởng đến quyền lợi của các bên còn lại khi mà văn bản, hợp đồng ký kết khơng có hiệu lực; hoặc một bên cố tình thay đổi thơng tin để chối bỏ các sai phạm. Nếu các Sở kế hoạch và đầu tƣ có kết nối với CIC thì khi một doanh nghiệp đăng ký thay đổi thơng tin, các Sở có thể biết đƣợc doanh nghiệp này hiện có dƣ nợ cho vay, bảo lãnh tại các TCTD nào. Sở kế hoạch và đầu tƣ sẽ gửi cơng văn thơng báo cho TCTD đó trƣớc khi trả kết quả đăng ký thay đổi thông tin cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động cấp tín dụng cũng nhƣ hoạt động bảo lãnh để hạn chế đƣợc rủi ro cho các bên tham gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)