Những chỉ tiêu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44 - 49)

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á

2.2.3.1 Những chỉ tiêu định lƣợng

Về dƣ nợ bảo lãnh

Bảng 2.1: Dƣ nợ bảo lãnh qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

Loại bảo lãnh 30/06/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

Bảo lãnh thanh toán 1,191,439 1,045,359 1,296,615 482,698 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 736,634 596,113 659,167 453,791 Bảo lãnh dự thầu 244,366 165,701 158,613 101,783 Các bảo lãnh khác 1,100,729 840,545 699,904 638,966 Bảo lãnh vay vốn 417,000 517,584 115,000 0

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012, và Báo cáo tài chính ngày 30/06/2013.

Từ bảng 2.1 cho thấy dƣ nợ bảo lãnh tăng đều quá các năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tổng dƣ nợ bảo lãnh đã vƣợt tổng dƣ nợ bảo lãnh của cả năm 2012. Chứng tỏ, bảo lãnh của ACB đã khẳng định đƣợc uy tín trên thị trƣờng, duy trì tốt dƣ nợ sau hàng loạt vụ bội tín của bảo lãnh ngân hàng phát sinh trong thời gian gần đây.

Bảng 2.2: So sánh tỷ trọng bảo lãnh qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng Loại bảo lãnh 30/06/2013 Tỷ trọng (%) 31/12/2012 Tỷ trọng (%) 31/12/2011 Tỷ trọng (%) 31/12/2010 Tỷ trọng (%) Bảo lãnh thanh toán 1,191,439 32.29 1,045,359 33.03 1,296,615 44.26 482,698 28.78 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 736,634 19.96 596,113 18.83 659,167 22.50 453,791 27.06 Bảo lãnh dự thầu 244,366 6.62 165,701 5.23 158,613 5.41 101,783 6.07 Các bảo lãnh khác 1,100,729 29.83 840,545 26.55 699,904 23.89 638,966 38.10 Bảo lãnh vay vốn 417,000 11.30 517,584 16.35 115,000 3.93 0 0.00 Tổng 3,690,168 100 3,165,302 100 2,929,299 100 1,677,238 100

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012, và Báo cáo tài chính ngày 30/06/2013.

Từ bảng 2.2 cho thấy tỷ trọng các loại bảo lãnh thay đổi theo từng thời điểm, nhƣng bảo lãnh thanh tốn ln chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bảo lãnh. Bảo lãnh thanh tốn chiếm tỷ trọng trung bình trên 30% tổng dƣ nợ bảo lãnh.

giảm. Doanh số bảo lãnh thanh toán năm 2012 là 1.045.359 triệu đồng, trong khi năm 2011 doanh số về loại bảo lãnh này là 1.296.615 triệu đồng, giảm gần 19,4%. Tuy nhiên khi xem xét nhiều yếu tố, bảo lãnh thanh toán là loại bảo lãnh chịu ảnh hƣởng nhiều của uy tín, năng lực của chính ngân hàng. Tháng 8/2012, ACB phải đối mặt với một số vụ việc và sự thay đổi vị trí của nhiều cán bộ cấp cao từ Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị, đến Tổng Giám Đốc. Đây có thể coi là “cơn bão” lớn tác động mạnh mẽ tới uy tín, thƣơng hiệu ACB nói chung và giá trị chứng thƣ bảo lãnh của ACB nói riêng. Cho nên, việc giảm sút trong doanh số bảo lãnh thanh tốn có thể lý giải đƣợc. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, ACB đã khôi phục đƣợc doanh số bảo lãnh. Tỷ trọng của từng loại bảo lãnh có thay đổi nhƣng không đáng kể. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận.

Về số liệu năm 2010, số liệu về các loại bảo lãnh khác đã bao gồm bảo lãnh vay vốn. Đây là hạn chế của đề tài vì khơng tìm đƣợc số liệu chính xác của dƣ nợ bảo lãnh vay vốn năm 2010.

Về thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh

Thu nhập chính từ dịch vụ bảo lãnh là phí bảo lãnh. Chính sách phí bảo lãnh của ACB khá linh hoạt. So sánh với biểu phí của một số ngân hàng khác thì biểu phí của ACB quy định từng trƣờng hợp cụ thể, căn cứ theo từng loại bảo lãnh, theo biện pháp đảm bảo, theo các trƣờng hợp khác phát sinh trong q trình bảo lãnh. Ngồi ra, ACB có chính sách ƣu đãi cho từng nhóm khách hàng, theo đó có ƣu đãi về phí bảo lãnh theo phân nhóm khách hàng. Việc công bố biểu phí dịch vụ bảo lãnh trên trang web của ACB tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tham khảo, so sánh, theo dõi chi phí bảo lãnh phát sinh.

Theo số liệu thống kê thì thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tăng đều qua các năm. Năm 2010 phí bảo lãnh thu đƣợc là 72.905 triệu đồng, năm 2011 là 118.064 triệu đồng, tăng gần 62% so với năm trƣớc. Năm 2012 có thể nói là năm khó khăn của tồn hệ thống ngân hàng nói chung và ACB nói riêng. ACB đã bản lĩnh vƣợt qua khủng hoảng,

khẳng định uy tín, và dần lấy lại niềm tin của khách hàng. Năm 2012 cũng là năm biến động của hoạt động bảo lãnh ngân hàng khi mà hàng loạt vụ tranh chấp, kiện tụng, bội tính của ngân hàng. Tuy nhiên nhìn vào số liệu về thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh ta có thể đánh giá tốt về hoạt động bảo lãnh của ACB. Thu nhập từ phí dịch vụ bảo lãnh năm 2012 tăng hơn 23,3% so với năm 2011 và đạt 145.591 triệu đồng.

Xem xét đánh giá tỷ trọng của thu nhập phí bảo lãnh so với các dịch vụ khác trong tổng thu nhập phí và dịch vụ tại ACB qua các năm:

Bảng 2.3: Tổng hợp về thu nhập phí và dịch vụ tại ACB qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dịch vụ bảo lãnh 72,905 118,064 145,591 Dịch vụ thanh toán 661,804 796,819 501,220 Dịch vụ ngân quỹ 22,786 28,110 27,268 Dịch vụ môi giới 113,506 65,983 107,959 Các dịch vụ khác 96,146 129,559 134,539 Tổng 967,147 1,138,535 916,577

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng 2.3 cho thấy, mặc dù tổng thu nhập phí và dịch vụ năm 2012 có giảm nhƣng thu nhập do phí bảo lãnh mang lại vẫn tăng đều. Điều này chứng tỏ, nghiệp vụ bảo lãnh tại ACB phát triển khá ổn định, đóng góp khoảng hơn 10% thu nhập trong tổng thu nhập về dịch vụ. So sánh biểu phí của năm 2011 và năm 2012 khơng có gì thay đổi, chứng tỏ doanh số bảo lãnh tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh qua các năm

Từ biểu đồ 2.1 cho thấy tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ bảo lãnh tăng qua các năm. Theo báo cáo tài chính năm 2012 thì tổng thu nhập phí và dịch vụ là 916.577 triệu đồng, tổng chi phí từ hoạt động dịch vụ là 186.441 triệu đồng. Có thể thấy hoạt động dịch vụ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nên tỷ trọng thu nhập từ bảo lãnh ổn định và tăng đều qua các năm sẽ mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho hoạt động của ngân hàng.

Dƣ nợ bảo lãnh quá hạn

Là số tiền mà ngân hàng phải trả thay cho khách hàng đƣợc bảo lãnh hay còn gọi là cho vay bắt buộc. Theo thống kê của bộ phận bảo lãnh thuộc Khối khách hàng doanh nghiệp thì hiện tại tỷ lệ bảo lãnh quá hạn là 0%. Tất cả các khoản bảo lãnh đã phát hành thì hoặc là tự hết hiệu lực khi hết thời hạn bảo lãnh, hoặc là do các bên thỏa thuận giải tỏa trƣớc hạn khi thực hiện xong nghĩa vụ đã cam kết, hoặc nếu có thực hiện nghĩa vụ thì bên đƣợc bảo lãnh tại ACB tự thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Kết quả trên phản ánh thực trạng thẩm định, xem xét cấp hạn mức bảo lãnh tại ACB rất đƣợc chú trọng, trình độ nghiệp vụ của nhân viên đƣợc đào tạo tốt, và quy trình bảo lãnh đƣợc thiết kế hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)