Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 38)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đƣợc thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Giai đoạn 1993 - 1995: đây là giai đoạn hình thành ACB. Giai đoạn này, xuất

phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hƣớng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tƣ nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trƣờng chƣa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, thẻ tín dụng).

Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát

hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. ACB triển khai chƣơng trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch. Và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. Năm 2000, ACB đã thực hiện tái cấu trúc, cơ cấu tổ chức đƣợc thay đổi theo định hƣớng kinh doanh và hỗ trợ. Ngoài các khối, cịn có một số phịng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở đƣợc chuyển giao cho Sở giao dịch. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống, sản phẩm đƣợc quản lý theo định hƣớng khách

hàng và đƣợc thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng

theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực: huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lƣợc của ACB.

Giai đoạn 2006 - 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà

Nội vào tháng 10/2006. Trong giai đoạn này, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lƣới hoạt động. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lƣợc đa dạng hóa hoạt động, thành lập Cơng ty cho thuê tài chính ACB, cũng nhƣ tăng cƣờng hợp tác với các đối tác nhƣ Công ty Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, với Ngân hàng Standard Chartered về phát hành trái phiếu, và trong năm 2008, với Tổ chức American Express về séc du lịch. Năm 2009, ACB hồn thành cơ bản chƣơng trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hƣớng bán hàng, phát triển hệ thống kênh phân phối phi truyền thống nhƣ ngân hàng điện tử và bán hàng qua điện thoại (telesales). Trong giai đoạn này ACB đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam tặng hai huân chƣơng lao động và đƣợc nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Năm 2011, ban hành định hƣớng chiến lƣợc phát triển của ACB giai đoạn 2011-

2015 và tầm nhìn 2020. Trong đó nhấn mạnh đến chƣơng trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hƣớng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.

Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của

ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8, và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dƣ huy động tiết kiệm

VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lƣu ý là tuy tổng tiền gửi khách hàng có giảm nhƣng huy động tiết kiệm VND của ACB tăng trƣởng 16,3% so đầu năm. ACB cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trƣơng của NHNN. Tuy lợi nhuận năm của ACB không nhƣ kỳ vọng nhƣng là kết quả chấp nhận đƣợc trong bối cảnh môi trƣờng hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm, bƣớc đầu hồn chỉnh khn khổ quản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách, và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Một số đơn vị kênh phân phối vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định về lợi nhuận và hoàn thành kế hoạch năm.

2.1.2 Khái quát về hoạt động chung của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu Châu

Các hoạt động chính của ACB và các cơng ty con (gọi chung là Tập đoàn) là huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ và phát triển của các tổ chức trong nƣớc, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nƣớc ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nƣớc ngoài khi đƣợc NHNN cho phép; hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính; kinh doanh chứng khốn; mơi giới và tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán; lƣu ký, tƣ vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tƣ và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)