trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III tại các ngân hàng thương mại trên thế giới thương mại trên thế giới
1.4.1.1. Tại Anh
Nhằm đáp ứng lộ trình ứng dụng Basel III, EBA (European Banking Authority – Cơ quan Giám sát ngân hàng Châu Âu) đã đề ra CRD 3 (Capital Requirements Directive 3 - quy định về an toàn vốn với mức vốn yêu cầu tối thiểu cao hơn cho các sản phẩm được chứng khốn hóa và tài sản có rủi ro thị trường, đồng thời nâng cao các yêu cầu công bố thông tin liên quan đến các tài sản có rủi ro chứng khốn hóa, hay cịn gọi là Basel 2.5) và CRD IV (Capital Requirements Directive IV- quy định về an toàn vốn theo yêu cầu của Basel III ứng dụng tại khu vực Châu Âu).
Các quy định chuyển tiếp này đã giúp kéo gần hơn khoảng cách giữa thực tế an toàn vốn của các ngân hàng trong khu vực Châu Âu và các yêu cầu của Basel III, giúp các ngân hàng có phương hướng cụ thể nhằm chuẩn bị nguồn vốn và tái cơ cấu
danh mục tài sản phù hợp với các quy định mới mà vẫn đảm bảo an toàn hoạt động. Tại Anh, Cơ quan giám sát ngân hàng Anh Quốc (Financial Services Authority FSA) cũng đã ban hành các quy định nhằm hoàn thiện hơn hoạt động của hệ thống ngân hàng nước này, chẳng hạn: quy định về tỷ lệ vốn đệm dự phịng (Capital planning buffers, 09.2010) trong đó nhấn mạnh việc ứng dụng phương pháp kiểm định khả năng chịu áp lực (stress testing) theo các quy định của FSA và bám sát các tiêu chí của Basel III; các quy định về nâng cao năng lực vốn (Strengthening Capital Standards) cũng được ban hành vào tháng 12.2010.
Theo các quy định mới kể trên Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 (Common Equity Tier 1) ứng dụng đối với 8 ngân hàng lớn tại Anh là 7%. Các quy định mới này đồng thời cũng làm giảm quy mơ vốn tự có và tăng quy mơ tài sản có rủi ro. Đối với vốn tự có, quy mơ giảm do gia tăng các khoản giảm trừ theo các yêu cầu khắt khe hơn về vốn của quy định mới. Đối với tài sản có rủi ro, các quy định mới chặt chẽ hơn khiến tổng quy mơ tài sản có rủi ro tín dụng gia tăng đáng kể.
Bảng 1.1: Tình hình ứng dụng Basel III tại Ngân hàng Standard Chartered PLC – Anh
ĐVT: Triệu USD
Vốn tự có tại thời điểm 31/12/2013 Theo CRD IV Theo Basel II
Vốn cổ phần thường cấp 1 trước giảm trừ 45,174 45,473
Các khoản giảm trừ -9,213 -7,550 Vốn cổ phần thường cấp 1 35,961 37,923 Vốn cấp 1 bổ sung 4,458 4,412 Vốn cấp 1 40,419 42,335 Vốn cấp 2 15,950 15,684 Vốn tự có 56,369 58,019
Tài sản có rủi ro tại thời điểm 31/12/2013 Theo CRD IV Theo Basel II
Rủi ro tín dụng 281,256 265,834
Rủi ro vận hành 33,289 33,289
Rủi ro thị trường 16,751 23,128
Tổng tài sản có rủi ro 331,296 322,251
Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 Standard Chartered PLC
1.4.1.2. Tại Hoa Kỳ
Ngày 30/6/2010, dự luật “Cải cách tài chính Wall Street và bảo vệ người tiêu dùng” (Dodd-Frank Wall Street and Consumer Protection Act), còn gọi là đạo luật
Dodd - Frank, đã được Quốc hội thông qua. Các quy định của đạo luật này đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn đề trọng yếu của thị trường tài chính tại Hoa Kỳ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các trung gian tài chính, sản phẩm dịch vụ tài chính và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ tài chính… Đây cũng là những nội dung trọng yếu mà Basel III hướng tới. Tuy nhiên, với một số điểm khác biệt, nhất là việc loại bỏ vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập khỏi quy trình hoạt động của hệ thống tài chính sẽ khiến việc ứng dụng Basel III tại Hoa Kỳ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với xu hướng phát triển thị trường tài chính tồn cầu, nhiều quan điểm cho rằng các nhà tạo lập luật của Hoa Kỳ sẽ nhanh chóng điều chỉnh các quy định hiện hành để thuận tiện cho việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế, bởi đó là cách duy nhất để có được sân chơi bình đẳng khi các ngân hàng hoạt động đa quốc gia.
Cụ thể tại Citibank, quá trình ứng dụng các quy định của Basel III được thực hiện theo lộ trình song song theo đó ngân hàng sẽ vừa tiến hành tính tốn các chi tiêu an tồn vốn theo hai mơ hình: một của Basel II và một của Basel III. Tuy nhiên vào ngày 21/02/2014, Citibank đã chính thức được phê chuẩn vượt qua thời kỳ ứng dụng song song để thực hiện các yêu cầu hoàn toàn theo Basel III. Trong năm 2013 các chỉ tiêu an toàn vốn theo Basel III chênh lệch chủ yếu do việc ứng dụng các phương pháp xác định tài sản có rủi ro theo phương pháp nâng cao (Advances Approach) thay vì phương pháp chuẩn hóa (Standardized Approach) như trước đây.
Bảng 1.2: Tình hình ứng dụng Basel III tại Citibank – Mỹ
ĐVT: Triệu USD
Tỷ lệ an toàn vốn tại
31/12/2013 Phương pháp nâng cao Phương pháp chuẩn hóa
Vốn cổ phần thường cấp 1 125,597 Vốn cấp 1 133,412 Vốn cấp 2 16,637 Vốn tự có 150,049 Tổng tài sản có rủi ro 1,186,000 1,177,000 Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 10.59% 10.67% Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 11.25% 11.33% Tỷ lệ an toàn vốn 12.65% 12.75%
1.4.1.3. Tại Singapore
Cụ thể đối với United Overseas Bank (UOB), quá trình chuẩn bị cho Basel III được thể hiện qua các hoạt động nâng cao vốn bằng cách phát hành các công cụ vốn đáp ứng đủ điều kiện được tính là vốn tự có theo các yêu cầu của Basel III, cụ thể trong năm 2013 ngân hàng đã phát hành thành công 850 triệu SGD chứng khoán thỏa điều kiện được ghi nhận như là vốn cấp 1. Dưới tác động của các yêu cầu theo Basel III được chính thức ứng dụng từ đầu tháng 01/2013, các tỷ lệ an tồn vốn của UOB có xu hướng giảm nhẹ do sự gia tăng quy mô các khoản bị giảm trừ cũng như quy mơ tài sản có rủi ro.
Bảng 1.3: Tình hình ứng dụng Basel III tại UOB – Singapore
ĐVT: Triệu SGD
Tỷ lệ an toàn vốn 2013 2012
Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 13.20% -
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 13.20% 14.70%
Tỷ lệ an toàn vốn 16.60% 19.10%
Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 UOB
1.4.2. Bài học cho Việt Nam trong việc ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Trong số các nước thành viên của Ủy ban Basel, với việc tham gia xây dựng nội dung Hiệp ước Basel III, các nước đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết ứng dụng Basel III, mặc dù một số nước chỉ ứng dụng từng phần. Ứng dụng các chuẩn mực tiên tiến của Basel III không chỉ dừng lại ở các nước phát triển hay các nước thuộc khối OECD mà đã trở thành xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng này. Ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là điều thiết yếu bởi các lợi ích mà nó mang lại.
Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc tiếp cận những thông lệ quốc tế, nhưng chặng đường vẫn còn xa. Đặc biệt, từ giai đoạn 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính nổ ra trên thế giới khiến cơng cuộc cải cách tài chính trở thành cuộc cách mạng mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách hơn nữa, khắc phục những điểm yếu nội tại, tiến gần hơn những chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, so với một số nước ở khu vực Đông Á đã tiếp cận Basel III rất tích cực, thì ở Việt Nam, với
Basel I cũng có những tiêu chí chưa được đáp ứng đầy đủ. Với hồn cảnh hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có cách thức tiếp cận riêng với các chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở thực tế ứng dụng Hiệp ước Basel III tại một số nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học thực tiễn trong quá trình ứng dụng Basel III.
Dưới góc độ một quốc gia, những yếu tố cần cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel III bao gồm:
- Các ưu tiên của quốc gia;
- Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý; - Các chuẩn mực kế toán;
- Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia; - Tính lành mạnh của quản trị doanh nghiệp; - Kỷ luật thị trường;
- Sự có mặt và mức độ đáng tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín dụng; - Các vấn đề về bình đẳng;
Dưới góc độ vi mơ tại từng ngân hàng, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel III phụ thuộc các yếu tố:
- Hiện trạng hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. - Chi phí, lợi nhuận dự tính;
- Mức độ áp lực của NHTW;
- Sự chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel của các ngân hàng đối thủ;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng: khái niệm, đặc điểm về rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng; cũng như khái niệm và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu bối cảnh ra đời, nội dung của các Hiệp ước Basel III và sự cần thiết phải ứng dụng Hiệp ước Basel III trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng trình bày quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III trong q trình quản trị rủi ro tín dụng của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá về quản lý rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU