Mức độ đáp ứng các nguyên tắc kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 70 - 72)

2.3. Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

2.3.1.4. Mức độ đáp ứng các nguyên tắc kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin

bạch thông tin (Trụ cột 3)

Trụ cột 3 về kỷ luật thị trường và minh bạch thông tin với các quy định nhằm bổ sung cho hai trụ cột trước đó, với mục tiêu nhất quán là nâng cao chất lượng hoạt động và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế thông qua việc phát triển một bộ các yêu cầu minh bạch cả về định tính lẫn định lượng, giúp người tham gia thị trường đánh giá các thông tin chủ chốt về phạm vi áp dụng, mức vốn, các rủi ro và quá trình đánh giá rủi ro. Thông qua việc minh bạch thông tin, các nhà quản trị cao cấp cũng có thể đánh giá và quản trị rủi ro của ngân hàng tốt hơn. Các chuẩn mực của Basel quy định các TCTD có thể sử dụng các phương pháp nội bộ để tính tốn các u cầu vốn đối với từng loại rủi ro nhưng phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường. Đây là yêu cầu kỷ luật thị trường, giúp các thành viên tham gia thị trường đánh giá được mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của ngân hàng, tình hình tài chính cũng như sự lành mạnh của ngân hàng đó.

Tại Việt Nam, thị trường vốn bị đánh giá là kém minh bạch và kỷ luật thị trường vẫn còn nhiều hạn chế thì việc chấp hành đầy đủ các u cầu cơng bố thông tin như quy định của Basel là việc rất khó khăn. Mặc dù các văn bản pháp lý cũng có quy định về việc công bố thông tin của các TCTD, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Do vậy, NHNN vẫn cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động công bố thông tin để các ngân hàng thực hiện đúng thời hạn quy định, đồng thời cần có các quy định chuẩn hóa cách thức, hình thức cơng bố thơng tin để thuận lợi cho các đối tượng sử dụng thông tin. Bởi thực tế, nhiều ngân hàng thực hiện công bố thơng tin chậm trễ, khối lượng thơng tin ít, vắn tắt hoặc chỉ cơng bố thơng tin có lợi cho ban điều hành theo hướng “đẹp khoe xấu che”. Cách thức truyền tải thông tin hiện tại của nhiều TCTD là không nhất quán, chẳng hạn về đơn vị tính tốn thì có lúc sử dụng là triệu đồng, có khi lại là tỷ đồng...Những bất cập này khiến người sử dụng thơng tin gặp nhiều khó khăn trong

quá trình xử lý, nhất là đối với các đối tượng khơng có kiến thức sâu về tài chính, kế tốn.

Thêm vào đó, hoạt động mờ nhạt của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập cũng khiến cho thị trường chưa đạt được tính minh bạch như mong muốn. Trong khi tại các nước phát triển, việc công bố các chỉ số tín nhiệm của quốc gia, tổ chức hay doanh nghiệp đã trở thành hoạt động thường xuyên với sự hiện diện của nhiều tổ chức có uy tín trong việc cơng bố và xếp hạng tín nhiệm như: Standard & Poor's, Moody's hay Fitch...thì tại Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm vẫn cịn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp, thậm chí là một số ngân hàng. Tính đến nay, các cơ quan hoạt động như tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập tại Việt Nam gồm:

- Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc NHNN.

- Trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân PCB: được thành lập sau khi NHNN ban hành thông tư 16/2010/TT-NHNN cho phép thành lập và vận hành trung tâm tín dụng tư nhân. PCB có vốn 50 tỷ đồng được đóng góp bởi 11 ngân hàng thương mại. PCB cung cấp dịch vụ gồm các loại báo cáo tình hình vay nợ, tài sản thế chấp, lịch sử quan hệ tín dụng… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể nhân và các ngân hàng để làm cơ sở thực hiện các quyết định cho vay và quản lý dư nợ.

- Trung tâm khoa học thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp CRC: thành lập theo Quyết định số 590/QĐ-LHH ngày 03/5/2007 của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Hoạt động chính của CRC là Thẩm định tín nhiệm Doanh nghiệp như: đánh giá năng lực doanh nghiệp, đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, đánh giá trình độ nhân lực, đánh giá các vấn đề khác (theo yêu cầu), xếp loại doanh nghiệp, xếp loại 10 doanh nghiệp đứng đầu ngành, thẩm định hệ số tín nhiệm vay vốn…

- Cơng ty thơng tin và xếp hạng tín nhiệm C&R: thành lập năm 2004, được tách ra từ công ty Giải pháp Việt Nam, là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn

đánh giá của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s, Equifax, Jcr…

- Trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Ratings (CRVC) thuộc cơng ty phần mềm và truyền thông VASC: ra đời ngày 04/06/2005, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo qui trình đánh giá của các tổ chức đánh giá tín nhiệm nổi tiếng thế giới như: Standard & poor's; Moodys, CRVC xây dựng một qui trình đánh giá với hơn một trăm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để áp dụng vào đánh giá tín nhiệm.

Mặc dù số lượng tổ chức, đơn vị đã được cấp phép thành lập là khơng ít, nhưng việc triển khai dịch vụ đánh giá tín nhiệm cịn gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các đơn vị xếp hạng tín nhiệm tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)