ĐVT: Triệu SGD
Tỷ lệ an toàn vốn 2013 2012
Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường cấp 1 13.20% -
Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 13.20% 14.70%
Tỷ lệ an toàn vốn 16.60% 19.10%
Nguồn: Báo cáo tài chính 31/12/2013 UOB
1.4.2. Bài học cho Việt Nam trong việc ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Trong số các nước thành viên của Ủy ban Basel, với việc tham gia xây dựng nội dung Hiệp ước Basel III, các nước đã gián tiếp thừa nhận trách nhiệm và cam kết ứng dụng Basel III, mặc dù một số nước chỉ ứng dụng từng phần. Ứng dụng các chuẩn mực tiên tiến của Basel III không chỉ dừng lại ở các nước phát triển hay các nước thuộc khối OECD mà đã trở thành xu hướng toàn cầu và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu hướng này. Ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là điều thiết yếu bởi các lợi ích mà nó mang lại.
Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong việc tiếp cận những thông lệ quốc tế, nhưng chặng đường vẫn còn xa. Đặc biệt, từ giai đoạn 2008 - 2009, khủng hoảng tài chính nổ ra trên thế giới khiến cơng cuộc cải cách tài chính trở thành cuộc cách mạng mạnh mẽ, đòi hỏi Việt Nam phải đẩy nhanh cải cách hơn nữa, khắc phục những điểm yếu nội tại, tiến gần hơn những chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, so với một số nước ở khu vực Đông Á đã tiếp cận Basel III rất tích cực, thì ở Việt Nam, với
Basel I cũng có những tiêu chí chưa được đáp ứng đầy đủ. Với hoàn cảnh hiện tại, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có cách thức tiếp cận riêng với các chuẩn mực quốc tế. Trên cơ sở thực tế ứng dụng Hiệp ước Basel III tại một số nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học thực tiễn trong quá trình ứng dụng Basel III.
Dưới góc độ một quốc gia, những yếu tố cần cân nhắc khi chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel III bao gồm:
- Các ưu tiên của quốc gia;
- Mức độ sẵn sàng về khuôn khổ pháp lý và quản lý; - Các chuẩn mực kế toán;
- Nguồn nhân lực và đội ngũ chuyên gia; - Tính lành mạnh của quản trị doanh nghiệp; - Kỷ luật thị trường;
- Sự có mặt và mức độ đáng tin cậy của các tổ chức xếp hạng tín dụng; - Các vấn đề về bình đẳng;
Dưới góc độ vi mơ tại từng ngân hàng, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới cho thấy mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel III phụ thuộc các yếu tố:
- Hiện trạng hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. - Chi phí, lợi nhuận dự tính;
- Mức độ áp lực của NHTW;
- Sự chuẩn bị thực hiện ứng dụng Basel của các ngân hàng đối thủ;
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản sau: nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng: khái niệm, đặc điểm về rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng; cũng như khái niệm và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu bối cảnh ra đời, nội dung của các Hiệp ước Basel III và sự cần thiết phải ứng dụng Hiệp ước Basel III trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời, luận văn cũng trình bày quá trình tiếp cận các tiêu chuẩn Basel III trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá về quản lý rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và ACB nói riêng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN BASEL III VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
2.1. Giới thiệu Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Pháp lệnh về NHNN và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. Quá trình hình thành và phát triển của ACB có thể chia thành 04 giai đoạn (phụ lục 1).
Tính đến ngày 31/12/2013:
- Ngân hàng có 346 chi nhánh và phịng giao dịch trên cả nước.
- 4 công ty liên kết, trực thuộc: Cơng ty cho th tài chính, Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty quản lý quỹ, Cơng ty TNHH chứng khốn ACB.
- Số lượng nhân viên hiện tại: 8.791 nhân viên.
Sơ đồ tổ chức của ACB (phụ lục 1).
2.1.2. Chiến lược phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Hoạt động chính 2.1.2.1. Hoạt động chính
- Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, cơng trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khốn và các tổ chức kinh tế;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Thanh toán quốc tế; - Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn;
- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.2.2. Thành tích đạt được
ACB liên tục được bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” và lãnh đạo ACB được bầu chọn là “Lãnh đạo Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” (Phụ lục 1).
2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013
ACB có sự sụt giảm thu nhập và lợi nhuận qua các năm. Trong đó thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2013 giảm 55,6% so với năm 2012 chủ yếu do ảnh hưởng của tình hình kinh tế biến động; năm 2013 ACB đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 200 tỷ đồng.