Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 59 - 60)

2.3. Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

2.3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng

Thương mại cổ phần Á Châu

2.3.1. Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu của Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

Khi đưa ra lộ trình thực hiện của Basel III, Ủy ban Basel khuyến nghị các quốc gia linh động ứng dụng để xây dựng lộ trình phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế của mỗi nước. Việt Nam chưa đưa ra công bố sẽ ứng dụng các chuẩn mực Basel III vào hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, với phương châm hành động đã xác định trong “Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế” thì việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ACB là điều tất yếu.

Hiện tại hệ số an toàn vốn của ACB đang ở mức 14,66% (năm 2013), phù hợp yêu cầu vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel III (9%).

Ban quản trị của ACB luôn đặt mục tiêu phát triển trở thành Ngân hàng hàng đầu Việt Nam và vươn ra các nước trên thế giới nên việc ứng dụng hiệp ước Basel là

điều tất yếu sẽ phải thực hiện để có thể hội nhập quốc tế.

Thách thức lớn nhất của ACB hiện nay là xây dựng thành cơng hệ thống tính rủi ro tín dụng theo chuẩn mực của Basel III. Điều này đòi hỏi ACB phải đầu tư nhiều chất xám và tài chính, mà cách nhanh nhất là có thể mua lại hệ thống của đối tác chiến lược là Standard Charter Bank, sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp với mơi trường kinh doanh ở Việt Nam. Hiện ACB đã xây dựng thành cơng Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, là bước khởi đầu cho việc xây dựng hệ thống xác định rủi ro theo Basel III.

Đồng thời, vấn đề nguồn nhân lực cũng là một vấn đề nan giải hiện nay. Để có thể xây dựng và vận hành được hệ thống quản trị rủi ro phức tạp như Basel III địi hỏi ACB phải có đội ngũ nhân viên giỏi, hiện ACB đang có chiến dịch thu hút nhân tài để từng bước chuẩn bị cho kế hoạch phát triển trong tương lai. ACB luôn được xem là Ngân hàng có chế độ thu hút và đào tạo nhân viên tốt nhất trong các Ngân hàng cổ phần hiện nay, do đó việc đào tạo nhân viên cho kế hoạch ứng dụng Basel III là khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)