Mức độ đáp ứng các quy định về tỷ lệ đòn bẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65 - 66)

2.3. Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

2.3.1.2. Mức độ đáp ứng các quy định về tỷ lệ đòn bẩy

Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản mà khơng tính tới các trọng số rủi

ro. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990, pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính số 38-LCT/HĐNN8 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 23/05/1990 đã có quy định về giới hạn an tồn, theo đó “Tổ chức tín dụng khơng được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ”. Tuy nhiên, những quy định đơn giản đó đã dần được thay thế bởi các quy định an toàn chặt chẽ hơn. Và hiện nay, vẫn chưa có văn bản pháp lý nào quy định chính thức tỷ lệ địn bẩy mà các NHTM Việt Nam nói chung và ACB phải chấp hành. Mặc dù vậy, số liệu tính tốn từ báo cáo tài chính năm 2011 - 2013 của ACB cho thấy tỷ lệ địn bẩy trung bình của các ngân hàng ACB là khoảng 5.85% - một tỷ lệ khá an toàn so với chuẩn mực quy định theo Basel III.

Bảng 2.8: Tỷ lệ đòn bẩy của ACB giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Năm Vốn cấp 1 Tổng tài sản Tỷ lệ đòn bẩy

2011 11.959 281.019 4,26%

2012 12.624 176.308 7,16%

2013 12.504 166.599 7,51%

Trung bình nhóm 12.116 207.257 5,85%

Nguồn: tổng hợp, tính tốn từ BCTC 2011 - 2013 của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn basel III vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)