1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.2. GIÁO DỤC STEAM TRÊN THẾ GIỚI
Từ Mỹ, trào lưu STEAM đã lan tỏa mạnh mẽ sang các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật, Canada, Singapore, Anh… Tại Hàn Quốc, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (MEST) đã xây dựng kế hoạch tổng thể đưa STEAM vào chương trình đào tạo từ năm 2010. Đồng thời, nhiều nghiên cứu khác nhau đang được thử nghiệm để hiện thực hóa mục đích giáo dục STEAM, bên cạnh đó một số trường học từ mẫu giáo đến đại học cũng đã áp dụng STEAM trong chương trình giảng dạy chính quy cũng như thúc đẩy các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các lớp sau giờ học và lớp năng khiếu (Kwon Soon-bum, Lee Tae-wook, 2012).
Ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, giáo dục STEAM đang được nghiên cứu để hướng tới hệ thống tiêu chuẩn và khung chương trình thống nhất (Nguyễn Thành Hải, 2019).
Tại Anh, trọng tâm của chương trình giáo dục STEAM ở lứa tuổi mầm non là công nghệ thiết kế. Thiết kế và công nghệ là một mơn học trong chương trình giảng dạy quốc gia cho tất cả trẻ em nhằm kích thích khả năng suy nghĩ, sự tưởng tượng của trẻ, khuyến khích trẻ nói về những gì trẻ thích và khơng thích khi thiết kế và chế tạo. Trẻ tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên các trải nghiệm thời thơ ấu và thông qua việc điều tra các đối tượng xung quanh. Trẻ được tạo cơ hội khám phá cách những thứ quen thuộc hoạt động, trẻ được khuyến khích hỏi, được vẽ và mơ hình hóa ý tưởng của mình. Trẻ cũng học cách thiết kế và sản xuất một cách an tồn và có thể bắt đầu sử dụng công nghệ thông tin như một phần trong thiết kế và sản xuất. Bên cạnh đó trẻ được yêu cầu phải suy nghĩ về việc tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu khác nhau của người khác. Giáo viên cũng hướng dẫn trẻ lên kế hoạch cho những gì phải được thực hiện và xác định những gì hoạt động tốt và những gì có thể được cải thiện trong thiết kế của trẻ và những người khác, được rút ra kiến thức và hiểu biết từ các lĩnh vực khác nhau của chương trình giảng dạy... (QCDA, The National Curriculum, 2010).
Tại Malaysia, STEAM đã được giới thiệu lần đầu tiên trong các lớp mẫu giáo vào năm 2015 thông qua nghiên cứu thử nghiệm của Aminah Ayob. Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc triển khai giảng dạy tích hợp STEAM vào chương trình giáo dục mầm non quốc gia của Malaysia. Nghiên cứu có sự tham gia của 22 giáo viên và 160 trẻ 3 – 4 tuổi tại 19 trường mầm non ở Malaysia. Kết quả chỉ ra rằng STEAM làm gia tăng đáng kể khả năng tìm hiểu, khám phá, phát minh, phản xạ, sự quan tâm, kỹ năng giao tiếp và thái độ hợp tác của nhóm trẻ thử nghiệm. Ngồi ra, khóa đào tạo STEAM cũng làm gia tăng đáng kể kiến thức, kỹ năng và sự tự tin của giáo viên trong quá trình thực hiện các bài học STEAM. Từ kết quả khả thi trên một số khuyến nghị đã được đưa ra để chính phủ xem xét nhằm đề xuất áp dụng, nghiên cứu phát triển thêm và triển khai rộng rãi hơn ở các lứa tuổi khác (Ayob, n.d.).
Tại Thái Lan, STEAM được cho là phù hợp với chiến lược quốc gia về giáo dục mầm non giai đoạn 2017 – 2061. Trong chương trình nghị sự quốc gia năm 2017, các nhà quản lý, nhà giáo dục mầm non của Thái Lan đã đề xuất cũng như thảo luận các chính sách liên quan đến ứng dụng STEAM vào thực hành dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn bị cho trẻ em các kỹ năng thế kỷ XXI, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của xã hội về kinh tế và công nghệ (Office of the Education Council, 2016).