LÝ THUYẾT NỀN TẢNG

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 29 - 31)

1.2. DẠY HỌC THEO CÁCH TIẾP CẬN STEAM

1.2.1. LÝ THUYẾT NỀN TẢNG

STEAM là cụm từ viết tắt của khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và tốn học. Cách tiếp cận STEAM được xây dựng dựa trên cơng trình nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thế kỉ XX như:

Mơ hình dạy học trải nghiệm của John Dewey (1930). Theo ông, trẻ học qua

làm, giáo dục nên gắn với những trải nghiệm của đời sống thực tế, nên khuyến khích sự thử nghiệm, tư duy độc lập. Một trải nghiệm giáo dục tốt đòi hỏi nhà giáo dục cần tạo các tình huống thử thách, kích thích trẻ tị mị và sau đó hành động theo nó. Dewey yêu cầu các nhà giáo dục phải có trách nhiệm xây dựng mơi trường, theo đó các câu hỏi sẽ dẫn dắt quá trình thực hành trải nghiệm của trẻ. (Dewey, 1938).

Thuyết kiến tạo nhận thức của Jean Piaget (1960). Theo đó, ơng nhấn mạnh

tầm quan trọng của những trải nghiệm thể chất trong học tập bắt đầu từ một đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non, cần phải tạo ra môi trường học tập cho phép trẻ được kiểm tra các quan điểm cá nhân từ đó tự xây dựng kiến thức cho mình (Juliana Texley, Ruth M. Ruud, 2018).

Lý thuyết về việc học trong bối cảnh văn hóa xã hội của Vygotsky hỗ trợ cho ý

tưởng rằng một đứa trẻ xây dựng kiến thức của riêng mình thơng qua tích cực tham gia vào cuộc sống (Bodrova & Leong, 2001, trang 9). Trẻ em phụ thuộc vào ảnh hưởng văn hóa xã hội để kích thích sự phát triển. Trẻ em không học cách ly. Vygotsky (1986) tin rằng trẻ em ở độ tuổi rất nhỏ có thể tổ chức các khái niệm, giải quyết vấn đề và suy nghĩ phức tạp và trừu tượng khi được cung cấp các tài liệu thực tế, xác thực và có ý nghĩa và khi các tương tác này với bạn bè, đặc biệt là khi chơi. Cơng việc này có thể cung cấp kiến thức gia tăng trên tất cả các lĩnh vực (Vygotsky, 1986).

Mơ hình hướng dẫn 5Es của Rodger W. Bybee và cộng sự (1980). Kể từ khi ra

đời, khung này đã trở thành trình tự quen thuộc nhất để các nhà giáo dục lập kế hoạch bài học theo cách tiếp cận kiến tạo. Khung 5Es bao gồm các giai đoạn sau: Engage (Thu hút), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố, mở rộng), Evaluate (Đánh giá). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng mơ hình này làm tăng sự phát triển tư duy logic và sự tham gia ở mọi lứa tuổi (Myint Swe Khine, Shaljan Areepattamannil, 2019).

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)