THỐNG KÊ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA GDMN, CBQL,

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 116 - 119)

3.7. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

3.7.3. THỐNG KÊ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA GDMN, CBQL,

chun viên phịng GDMN huyện Bình Chánh về 5 đề tài thử nghiệm

Từ 7 phiếu đánh giá kết quả thử nghiệm chúng tôi đã nhận được những phản hồi tích cực cũng như sự góp ý chân thành và hữu ích giúp chúng tơi nhìn nhận lại q trình thử nghiệm, thấy được những sai sót, hạn chế của nghiên cứu:

Thứ nhất, về quan điểm cá nhân của 5 Giảng viên khoa GDMN, CBQL, GVMN, tất cả các ý kiến cho rằng các hoạt động tương đối gần gũi với trẻ, một số hoạt

động không quá mới lạ, nhiều trường mầm non đã làm như làm hồ dán, làm xà phòng

thổi bong bóng, làm mì, làm há cảo, nhuộm màu. Nhưng cái mới lạ, hấp dẫn, thu hút của những đề tài này nằm ở việc: “Trẻ được làm hồ dán, được trải nghiệm hoạt động một

cách trọn vẹn, trẻ có cơ hội thử sai chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, khơng có sự xen

ngang, tranh làm giúp của GV”; “Tôi đánh giá cao mức độ trẻ được tham gia vào các hoạt động, tất cả trẻ đều được làm từ đầu đến khi hồn thiện sản phẩm, món ăn. Dự giờ nhiều trường, tơi thấy đa số các trường có làm, GV có cho trẻ nấu ăn, nhuộm vải, nhưng đa phần là trình diễn nhiều, GV khơng đủ kiên nhẫn cho trẻ thử sai nhiều lần như ở HĐ làm hồ dán của đề tài thử nghiệm, cũng như khi tổ chức HĐ nấu ăn thì đa phần đều phải

2 HT trước thử nghiệm - HT sau thử nghiệm -7.11 0.75 0.22 -7.58 -6.63 -32.93 11 0.000 3 ST trước thử nghiệm - ST sau thử nghiệm -8.53 1.03 0.30 -9.18 -7.87 -28.63 11 0.000 4 GT trước thử nghiệm - GT sau thử nghiệm -9.17 0.64 0.19 -9.58 -8.76 -49.28 11 0.000

kết hợp với nhà bếp, trẻ chỉ làm những công đoạn nhào bột rồi giao cho nhà bếp hoặc xuống nhà bếp nhìn các cơ nấu”; “Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của đề tài thử nghiệm khá khác biệt, trẻ không chỉ là người khởi xướng mà còn chủ động đưa ra cách

thực hiện và tiến hành kiểm nghiệm lý thuyết của bản thân hay của cả nhóm”.

Ngồi ra, chúng tơi cũng ghi nhận thêm những phản hồi tích cực như: “Tơi khá bất ngờ, vì trước đây cho rằng STEAM là chú trọng cơng nghệ, máy móc, phương tiện kỹ thuật, cái hay của đề tài là các HĐ này không cần đầu tư tốn kém, chuẩn bị cầu kỳ, các

NVL sẵn có, các tình huống gần gũi với trẻ được tận dụng tối đa, lượng tri thức, kỹ năng mà trẻ học được rất nhiều; “Những đề tài này có ý nghĩa thiết thực, hơn cả mong đợi của

tôi về cách mà STEAM làm được cho trẻ mầm non”; “Đề tài thử nghiệm đã khai thác nhiều lĩnh vực phát triển khác nhau thông qua các chuỗi hoạt động của trẻ, trẻ không chỉ là người tìm ra tri thức mà cịn thơng qua đó phát triển ngơn ngữ, thẩm mỹ, tư duy logic, giải quyết vấn đề, hợp tác… Đề tài thử nghiệm đã mạnh dạn đưa công nghệ hiện đại vào những hoạt động của trẻ (bếp điện, nồi điện…), hướng dẫn trẻ cách sử dụng chúng như một dụng cụ phục vụ cuộc sống chứ khơng phải là đồ chơi, vì vậy mà trẻ biết cách sử dụng an toàn và nhận biết các mối nguy hiểm đối với những đồ dùng công nghệ hiện đại ở trường cũng như ở nhà”.

Về thu hút trẻ, 100% các ý kiến cho rằng sự tham gia và sự thoải mái của trẻ đạt mức 5 là mức cao nhất, trẻ hoàn toàn bị cuốn vào trong hoạt động, trẻ như “cá gặp nước”, cảm giác thư thái, tự tin, cởi mở. Các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ trẻ

lĩnh hội được qua mỗi đề tài thử nghiệm bao gồm Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Tốn. Ngồi ra tất cả trẻ đều có sự tiến bộ và phát triển về các kỹ năng: Tư duy

phản biện, Sáng tạo, Hợp tác, Giao tiếp.

Đánh giá về phương pháp và kỹ thuật dạy học của GV, các ý kiến như sau: “GV hiểu STEAM, tự tin, tạo được nhiều cơ hội trẻ phát triển tư duy”; “GV linh hoạt, có khơi gợi kinh nghiệm trẻ, có đặt câu hỏi kích thích tư duy cho trẻ, trẻ nề nếp, tham gia tích cực. GV đóng vai trị là người hướng dẫn, hỗ trợ trẻ, không làm thay trẻ”, “GV nhẹ nhàng, xử lý tình huống tốt”; “GV tạo cơ hội cho trẻ tự thực hành trải nghiệm, trẻ ngoan nề nếp”; “GV có sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng mơi trường, dùng lời, giải thích, trực quan… và có kỹ thuật dạy học, như: đặt câu hỏi, đưa tình huống…

Đánh giá sự phù hợp của các đề tài thử nghiệm với mục tiêu và nội dung chương trình GDMN Việt Nam: 100% các ý kiến cho rằng các đề tài này có ý nghĩa thực tiễn,

phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình GDMN Việt Nam: “Ngày nay trẻ có cơ hội

tiếp cận được với rất nhiều nguồn tri thức đa dạng, trẻ thơng minh hơn rất nhiều, vì vậy việc giới hạn khả năng hiểu biết của trẻ là điều không nên, tơi cho rằng các đề tài này có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình GDMN Việt Nam”; “Hồn tồn phù hợp, hiện nay nội dung chương trình đã được mở rộng, thoáng hơn, trao quyền cho GV nhiều hơn, GV thoải mái sáng tạo trên khung chương trình của Bộ”; “Đề tài thử nghiệm có thể truyền tải mục tiêu và nội dung của chương trình giáo dục Việt Nam”.

Về khả năng áp dụng: “Khả năng áp dụng thật sự khó nói, vì nó cịn liên quan nhiều đến trình độ nhận thức, chuyên môn, sự chủ động của CBQL, GVMN, Robot, in sinh thái rất mới nhưng đây là những kiến thức mà đa phần GV đều cho là khó với trẻ, những nội dung học trẻ sẽ khơng với tới. Tâm lý ngại khó sợ sai của GV là bước cản rất lớn để triển khai các phương pháp dạy học mới, các điều kiện về an toàn cho trẻ, áp lực sỉ số khiến GV có lịng mà khơng có sức. Nhưng nhìn chung về quan điểm cá nhân, tơi ủng hộ việc triển khai các đề tài này trong thực tế vì nó mới mẻ, hấp dẫn, lấy trẻ làm trung tâm, thu hút trẻ tham gia, đa số trẻ đều bộc lộ được các biểu hiện thành thạo kỹ năng 4C rất rõ nét”; “Các đề tài thử nghiệm hồn tồn có khả năng áp dụng tại các

trường mầm non hiện nay. Các chủ đề của đề tài thử nghiệm lơi cuốn và gần gũi với trẻ nên có nhiều tiềm năng kích thích trẻ tham gia vào hoạt động để trẻ phát triển tồn diện bản thân mình. Nếu được triển khai bằng các phương pháp dạy học hiện đại và phù hợp thì cịn là cơ hội ni dưỡng đam mê khám phá khoa học nói riêng và khám phá thế giới nói chung ở trẻ; “Hiện nay, trường mầm non cần có nhiều hoạt động trải nghiệm như thế này để trẻ có cơ hội thực hành và tìm ra những kiến thức cơ bản của cuộc sống như đề tài thử nghiệm đã làm, khoa học đối với trẻ chưa cần là những kiến thức hàn lâm cao xa mà nên là những giải thích cho các hiện tượng khoa học đơn giản gần gũi nhất trong cuộc sống của trẻ (ví dụ như: tỉ lệ pha bột và nước để có thể có bột nặn làm được mì, cần những gì để có thể thổi được bong bóng to và lâu vỡ…). Cần giáo dục trẻ cách giữ an tồn trong q trình trải nghiệm, nên các hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động là rất cần

thiết nếu áp dụng các đề tài thử nghiệm ở các trường mầm non hiện nay”.

Thứ hai, chúng tôi vô cùng trân trọng những ý kiến nhận xét đánh giá trên từ Giảng viên khoa GDMN, CBQL, GVMN nhưng chúng tôi càng trân trọng và muốn lắng nghe hơn ý kiến của CBQL, chuyên viên Phịng GDMN huyện Bình Chánh. Mặc dù lịch trình bận rộn các cơ cũng đã tâm huyết và dành cho nghiên cứu một khoảng thời gian nhất định để dự giờ, quan sát, đánh giá, phỏng vấn, các ý kiến tích cực được ghi nhận như sau: “Cơ chưa nghe nhiều STEAM, nhưng qua dự giờ thấy một số hoạt động khá mới lạ, trẻ tham gia tích cực, đạt được mục đích u cầu hoạt động; “Cơ có nghe về STEAM, huyện mình cũng chưa có trường nào làm STEAM, cơ có xem sơ qua các hoạt động mà em gửi trong đường link trên youtube, trường tư mà có nhiều hoạt động như vậy là rất tốt, một số hoạt động khá mới lạ, trẻ tham gia hứng thú, tích cực”. Bên cạnh đó các cơ cũng đưa ra những quan ngại: “Cần chú ý đến vấn đề về an toàn cho trẻ, chẳng hạn như sử dụng giấm, hướng dẫn an tồn khi trẻ sử dụng bếp điện từ, khơng nên dùng bếp hồng ngoại vì bề mặt rất nóng, nồi cơm điện, nồi chiên khơng dầu”; “Các hoạt động nấu ăn cần chú ý sự an toàn cho trẻ, bao quá trẻ trong lúc trẻ sử dụng bếp điện, nồi chiên”. Chúng tôi cũng ghi nhận quan điểm của các cô về hạn chế của nghiên cứu như: “Một số hoạt động chưa phù hợp với trẻ, với chương trình GDMN như kỹ thuật in sinh thái, robot, hoạt động làm xà phòng tương đối dễ với trẻ 5 – 6 tuổi, cô sử dụng các thuật ngữ 2D, 3D khi dạy trẻ là chưa phù hợp?”; “Đề tài Robot, cô thấy nội dung học chưa phù hợp với trẻ, với chương trình GDMN của Bộ, em cần xem lại”; “Cân đối lại thời gian học cho trẻ, hoạt động liên tục sáng chiều, không ngủ trưa, trẻ sẽ rất mệt”. Về khả năng áp dụng trong thực tế: “Khó áp dụng đại trà, chỉ áp dụng được nếu CBQL, GV được tập huấn hiểu rõ về phương pháp GD này, tùy khả năng bao quát trẻ của GV, chú ý đến vấn đề an tồn tai nạn thương tích cho trẻ, nội dung chương trình cần nghiên cứu để phù hợp với sự phát triển của trẻ”; “Chỉ áp dụng được khi số lượng trẻ ít, GV phải có kỹ năng bao qt trẻ tốt. Lựa chọn nội dung học phù hợp với trẻ với chương trình mới có khả năng ứng dụng được”.

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)