Thứ nhất, về tập huấn giáo viên, tổng cộng có 6 giáo viên trường mầm non tư thục Thỏ Nâu, trong đó có 4 giáo viên đang dạy lớp Lá 1 và lớp Lá 2 đã tham gia vào chương trình tập huấn về cách tiếp cận STEAM trong ba ngày do người nghiên cứu biên soạn nội dung và dẫn dắt buổi tập huấn. Trong chương trình tập huấn này, ngoài việc thảo luận, nghiên cứu tài liệu về cách tiếp cận STEAM cho trẻ mầm non, về phương án thử nghiệm dạy trẻ 5 – 6 tuổi KPKH theo STEAM, các GV cũng được hướng dẫn cách thiết kế môi trường lớp học, cách soạn các kế hoạch bài dạy theo STEAM và tự thực hiện các bài soạn cá nhân hoặc theo nhóm. Sau đó tất cả sẽ cùng nhau thảo luận và nhận lại các góp ý từ người nghiên cứu về các kế hoạch mà mình đã soạn. Ngồi ra người nghiên cứu cũng hỗ trợ cung cấp học liệu, gợi ý các tài nguyên tham khảo, giải đáp những thắc mắc cho giáo viên. Sau đó người nghiên cứu chọn ra một GV có kỹ thuật dạy học tốt nhất, có kết quả đánh giá là hiểu về cách tiếp cận STEAM nhất thông qua bài test năng lực ở cuối chương trình tập huấn. Giáo viên được chọn sẽ dạy lớp thử nghiệm, có thời gian một tuần để điều chỉnh kế hoạch bài học, thiết kế môi trường lớp học, chuẩn bị học liệu và thực hành dạy trực tiếp trên trẻ. Vào tháng 10, nhà nghiên cứu thực hiện các quan sát trên giáo viên theo kế hoạch bài học do nhà nghiên cứu soạn. (Tham khảo các kế hoạch bài học STEAM trong Phụ lục). Sau mỗi lần quan sát ln có những cuộc thảo luận giữa GV dạy thử nghiệm, GV dự giờ và nhà nghiên cứu theo phiếu đánh giá các hoạt động STEAM nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm trong quá trình thử nghiệm. (Tham khảo bảng đánh giá trong Phụ lục). Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng tiến hành đo lường và đánh giá mức độ phát triển các kỹ năng 4C trong suốt quá trình thử nghiệm để đưa ra những điều chỉnh kịp thời và đánh giá tổng kết sau khi kết thúc phương án thử nghiệm. Cuối cùng là buổi họp tổng kết đánh giá về kết quả thử nghiệm trên cơ sở lắng nghe quan điểm của giáo viên dạy lớp thử nghiệm, giáo viên dự giờ để có sự đánh giá khách quan về hiệu quả của phương án thử nghiệm.
Thứ hai, về triển khai thử nghiệm trên trẻ, một nhóm 12 trẻ 5 – 6 tuổi được
chọn ngẫu nhiên theo danh sách học sinh từ trên xuống dưới của lớp Lá 1 trường mầm non tư thục Thỏ Nâu, có chọn lọc thêm theo các tiêu chí những bé đi học đều, ít khi vắng (tham khảo đề xuất của giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 1) và số lượng trẻ nam và nữ trong nhóm tương đối đồng đều: 5 nam và 7 nữ. Tất cả trẻ tham gia vào các hoạt động liên quan đến nghiên cứu này trong thời gian trên lớp. (Tham khảo các biên bản quan sát các hoạt động thử nghiệm trong phụ lục).