1.4. QUÁ TRÌNH DẠY TRẺ 5–6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC THEO
1.4.8. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY TRẺ 5 6 TUỔI KHÁM PHÁ KHOA HỌC THEO
STEAM
Có 03 loại đánh giá mà giáo viên cần thực hiện trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khám phá khoa học theo STEAM:
1. Đánh giá chuẩn đoán: để xác định những ý tưởng, kỹ năng, kinh nghiệm hiện có và những khó khăn của trẻ;
2. Đánh giá hình thành: để phản hồi và đưa ra các hướng dẫn, kế hoạch can thiệp cho trẻ;
3. Đánh giá tổng kết: để đo lường và ghi lại kết quả học và thành tích của trẻ. Hai loại đánh giá đầu tiên được diễn ra song song trong quá trình giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học đã được chúng tơi phân tích rõ ở phần phương pháp dạy học khám phá trong STEAM, ở phần này chúng tơi sẽ tập trung phân tích loại đánh giá thứ 3 làm cơ sở cho việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ứng dụng STEAM trong dạy trẻ 5 – 6 tuổi khám phá khoa học tại nơi thử nghiệm.
Như đã biết, sáng kiến về giáo dục STEAM đã ra đời tại Mỹ với sứ mệnh tạo ra thế hệ những người lao động có khả năng làm chủ và phát triển các công nghệ mới trong tương lai. Để hỗ trợ cho sứ mệnh đó, tổ chức Partnership for 21st Century Skills (2011) đã xây dựng nên bộ khung kỹ năng học tập gồm: Kỹ năng sáng tạo, Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm (gọi tắt là 4C). Đây là các kỹ năng quan trọng nhất của con người thế kỷ XXI, đã được chấp nhận và sử dụng như là mục tiêu cốt lõi trong các chương trình STEM/STEAM ở 50 tiểu bang của Mĩ (National Governors Association Center for Best Practices, Council of Chief State School Officers, 2012). Ngoài ra, thực tiễn triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEAM ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy, STEAM giúp phát triển các kỹ năng 4C cho người học bằng việc chú trọng dạy học thực hành trải nghiệm và vận dụng kiến thức, kỹ năng xuyên ngành Khoa học, Cơng nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật, Tốn học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống (Khine & Areepattamannil, 2019). Từ sự hiểu biết trên, chúng tôi cho rằng để đánh giá tính hiệu quả của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi khám phá khoa học theo STEAM tại nơi thử nghiệm, nội dung chính mà chúng tơi cần phải đánh giá trẻ là 4 kỹ năng: tư duy phản biện, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
Chúng tôi tiến hành thiết kế và khảo sát bộ công cụ đánh giá kỹ năng 4C cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi theo các bước như sau:
Bước 1: Nghiên cứu khái niệm, định nghĩa, biểu hiện thành thạo các kỹ năng 4C, để thiết kế bộ công cụ: Theo tổ chức Partnership for 21st Century Skills
(2011) các kỹ năng 4C được định nghĩa như sau:
Bảng 1.1. Bảng tóm tắt khái niệm, định nghĩa các kỹ năng học tập 4C Kỹ
năng 4C
Khái niệm Định nghĩa
Tư duy phản
biện
Là suy nghĩ dựa trên lý lẽ, suy xét kỹ lưỡng thận trọng, đánh giá tồn diện, đưa ra lời phê bình sắc sảo dựa vào bối cảnh cụ thể, tập trung vào việc quyết định cái gì quan trọng để thuyết phục hoặc để hành động.
Sử dụng nhiều kỹ thuật tạo ra ý tưởng mới, có giá trị.
Xây dựng, sửa đổi, phân tích, đánh giá các ý tưởng để cải thiện và tối ưu hóa các ý tưởng. Phát triển, thực hiện, truyền đạt ý tưởng cho người khác.
Cởi mở và nhanh nhạy với những quan điểm mới.
Thể hiện tính độc đáo, hiểu các giới hạn trong thực tế để áp dụng ý tưởng mới. Xem thất bại là một cơ hội để học hỏi, hành động để sự đổi mới xảy ra.
Hợp tác
Là làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung.
Sự hợp tác và đồng thuận diễn ra giữa giáo viên - trẻ và trẻ - trẻ một cách chủ động và toàn diện, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân sửa chữa, thay đổi quan điểm.
Sử dụng nhiều kiểu lập luận khác nhau phù hợp với tình huống.
Sử dụng tư duy hệ thống, phân tích cách các bộ phận tương tác với nhau để tạo ra tổng thể.
Đưa ra các đánh giá và quyết định dựa trên bằng chứng, tổng hợp và tạo kết nối giữa các sự vật, hiện tượng.
Giải thích thơng tin và đưa ra kết luận, tự suy ngẫm, rút kinh nghiệm.
Giải quyết các vấn đề khác nhau theo cả những cách thông thường và sáng tạo. Xác định và đặt những câu hỏi quan trọng làm rõ các quan điểm khác nhau, dẫn đến các giải pháp tốt hơn.
Sáng tạo
Là tổng hợp thông tin theo một cách khác bằng việc kết hợp các thành phần theo một quy tắc mới hoặc đưa ra giải pháp thay thế.
Lắng nghe hiệu quả. Diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ trong nhiều tình huống bằng nhiều phương tiện và cơng nghệ.
Giao tiếp
Là sự tương tác giữa giáo viên – trẻ, trẻ - trẻ và trẻ - tài liệu học tập thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để truyền tải và chia sẻ thông tin.
Cộng tác với những người khác.
Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả, tôn trọng nhóm bạn.
Linh hoạt, sẵn sàng giúp đỡ, thỏa hiệp vì mục tiêu chung.
Chịu trách nhiệm, đánh giá cao đóng góp của từng thành viên trong nhóm.
Bước 2: Khảo sát bộ cơng cụ đánh giá kỹ năng 4C, đưa ra các mức độ đánh giá cho từng tiêu chí: Nghiên cứu đã thực hiện gửi bảng khảo sát trực tiếp, sau khi loại
các phiếu trả lời không đủ thông tin, thu về được 30 mẫu khảo sát với đầy đủ thông tin từ giảng viên và giáo viên mầm non đang làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát từ tháng 10/2020 đến tháng 11/2020). Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 23 mục hỏi được xây dựng dựa theo các nghiên cứu của tổ chức Partnership for 21st Century Skills (P21) năm 2011 về khung kỹ năng học tập 4C. (Tham khảo phụ lục)
Bảng 1.2. Bảng khảo sát biểu hiện thành thạo kỹ năng 4C của trẻ 5 – 6 tuổi
STT Diễn giải (1) Rất không đồng ý (2) Khơng đồng ý (3) Trung tính (4) Đồng ý (5) Rất đồng ý Tư duy phản biện
TDPB1 Háo hức điều tra xem tại sao
điều gì đó lại xảy ra.
đốn, đặt câu hỏi để tìm kiếm thơng tin TDPB3 Diễn giải, phân tích, xây
dựng lý lẽ.
TDPB4
Vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề, suy nghĩ hệ
thống.
TDPB5
Đưa ra quyết định dựa trên thông tin và bảo vệ quan điểm bằng cách cung cấp
bằng chứng.
TDPB6
Có tư duy cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người
khác và khiêm tốn.
Hợp tác
HT1
Đưa ra quyết định chung, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể dựa trên năng lực.
HT2
Hợp tác cùng nhau vì mục tiêu chung và phụ thuộc vào
nhau để thành công.
HT3
Chịu trách nhiệm về bất kỳ nhiệm vụ nào được giao trong nhóm và làm việc hiệu
quả.
HT4
Mềm mỏng, linh hoạt, sẵn sàng bao dung để vì mục tiêu
chung, chấp nhận và tôn trọng ý kiến của bạn. HT5 Đưa ra ý kiến góp ý có tính xây dựng. Sáng tạo ST1 Nhìn sự vật – hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau để
nảy sinh ý tưởng hoặc làm điều gì đó theo cách khác
biệt.
ST2
Sàng lọc ý tưởng trên cơ sở hiểu rõ nhiệm vụ và tuân
theo các quy tắc chung.
ST3 Lập kế hoạch và thiết kế sản
phẩm
ST4 Dám thử và không lo lắng về những chỉ trích.
ST5 Kiên trì thử sai cho đến khi thành công.
ST6
Sản xuất hoặc sử dụng các ý tưởng mới trong bối cảnh nhất định và mang lại kết
quả tích cực.
Giao tiếp
GT1 Lắng nghe có hiệu quả.
GT2
Ghi chép lại các ý tưởng, kết quả quan sát, quá trình thử nghiệm và bằng cách vẽ và viết. GT3 Sắp xếp tư duy một cách hợp lý và trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, ngắn gọn. GT4 Sử dụng cơng nghệ và các loại hình nghệ thuật khác nhau để truyền tải các thông
điệp.
GT5
Tham gia thảo luận, hội thoại một cách tự tin trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
GT6 Đưa ra lời nhận xét tích cực, ủng hộ và cổ vũ sự cố gắng của bạn.
Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 26 cho thấy thang đo đánh giá kỹ năng 4C đạt yêu cầu về độ tin cậy: Thang đo TDPB: Có 6 biến quan sát với Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,823. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,823. Thang đo HT: Có 5 biến quan sát với Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,792. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,792. Thang đo ST: Có 6 biến quan sát với Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,890. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,890. Thang đo GT: Có 6 biến quan sát với Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,857. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,857. Thang đo trên là cơ sở quan trọng để chúng tơi đưa ra các tiêu chí đánh giá các kỹ năng 4C cho trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động KPKH theo STEAM.
Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá các kỹ năng 4C dành cho trẻ 5 – 6 tuổi
STT Biểu hiện thành thạo kỹ năng 4C
Mức độ biểu hiện
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tư duy phản biện
1 Tò mò, háo hức
Háo hức điều tra, thực hiện đúng yêu cầu gợi ý, dễ bị xao
lãng khi có tác nhân kích
thích.
Háo hức điều tra, khơng bị xao lãng. Háo hức điều tra, không bị xao lãng, mong
muốn tìm hiểu thêm.
2
Có kỹ năng quan sát, dự đốn, đặt câu hỏi, tìm
kiếm thơng tin
Đưa ra dự đốn bất kì
Sử dụng 1 giác quan để khám
phá đối tượng.
Đặt được 1 câu hỏi về hiện
tượng quan sát.
Đưa ra dự đốn dựa trên dữ liệu, có giải thích.
Sử dụng nhiều hơn 1 giác quan; Sử
dụng 1 công cụ để mở rộng giác quan, cải thiện quan sát.
Đặt nhiều hơn 1 câu hỏi.
Đưa ra dự đoán dựa trên dữ liệu, có giải thích, đề xuất cách kiểm tra dự đoán.
Sử dụng nhiều hơn 1 giác quan; Sử dụng
nhiều hơn 1 công cụ để cải thiện quan sát.
Đặt nhiều hơn 1 câu hỏi; Tập trung vào các
câu hỏi có thể kiểm tra bằng thực nghiệm.
3 Diễn giải, phân tích, xây dựng lí lẽ.
Mơ tả (hình dạng, kích cỡ, số
lượng); Giải thích bằng quan điểm cá nhân.
Nhớ và kể lại; So sánh, phân
loại, sắp xếp theo thứ tự, mẫu lặp; Xác định đặc điểm chung, nhận ra mẫu, mối quan hệ. Nhận xét, đánh giá, đưa ra quan điểm về vấn đề/sản phẩm; Trình bày một lý do để giải thích quan điểm.
Mơ tả; Giải thích dựa trên bằng
chứng
Nhớ, kể lại và kể theo thứ tự; So
sánh, phân loại, sắp xếp theo thứ tự, mẫu lặp; Xác định được đặc điểm chung, nhận ra mơ hình, mối quan hệ; Nêu được nguyên nhân, kết quả. Nhận xét, đánh giá, đưa ra quan điểm về vấn đề/sản phẩm; Đưa ra nhiều lý
do để giải thích quan điểm.
Mơ tả; Giải thích dựa trên bằng chứng; Chỉ ra cách kiểm tra giải thích.
Nhớ, kể lại và kể theo thứ tự. So sánh, phân loại, sắp xếp theo thứ tự, mẫu lặp; Xác định được đặc điểm chung, nhận ra mơ hình, mối quan hệ; Nêu được nguyên nhân, kết quả, đưa ra kết luận.
Nhận xét, đánh giá, đưa ra quan điểm về vấn đề/sản phẩm; Đưa ra nhiều lý do để giải thích quan điểm.
vệ quan điểm bằng bằng chứng.
5
Vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề, suy
nghĩ hệ thống.
Giải quyết được vấn đề có sự gợi ý;
Biết xâu chuỗi, kết nối các vấn đề khi có sự gợi ý.
Vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề;
Nhìn nhận lại vấn đề một cách tổng quan không cần sự gợi ý.
Vận dụng kinh nghiệm giải quyết vấn đề có hiệu quả;
Suy nghĩ về tồn bộ quá trình thực hiện, rút ra bài học kinh nghiệm; Mơ hình hóa các bước của vấn đề.
6
Có tư duy cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của
người khác.
Tiếp thu mọi ý kiến dù đúng hay sai.
Tiếp thu ý kiến đúng. Tiếp thu ý kiến đúng, có giải thích.
Hợp tác
7
Đưa ra quyết định chung, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ
Đưa ra quyết định và phân cơng nhiệm vụ có sự hướng dẫn.
Tự đưa ra quyết định chung; Phân cơng nhiệm vụ có sự hướng dẫn.
Tự đưa ra quyết định chung. Tự lên kế hoạch.
Tự phân công nhau thực hiện nhiệm vụ. 8 Hợp tác, phụ thuộc vào
nhau để thành công.
Thực hiện lần lượt trong khi làm nhiệm vụ.
Phối hợp theo vai trò khi thực hiện nhiệm vụ.
Phối hợp ăn ý, thành công. 9 Chịu trách nhiệm và làm
việc hiệu quả.
Hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Nhận lỗi sai sót.
10
Linh hoạt, sẵn sàng bao dung để vì mục tiêu
chung
Đối thoại giải quyết xung đột. Đối thoại giải quyết xung đột. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn.
Đối thoại giải quyết xung đột; Lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn;
Nhận biết, quan tâm cảm xúc của bạn, đồng cảm với bạn..
11 Đưa ra ý kiến góp ý có tính xây dựng.
Đưa ra 1 ý kiến Đưa ra nhiều hơn 1 Ý kiến có tính xây dựng
Sáng tạo
12 Nảy sinh ý tưởng/làm
điều gì đó khác biệt. Nghĩ ra ý tưởng có sự gợi ý.
Tự nghĩ ra ý tưởng Ý tưởng tốt, hiệu quả.
14 Lập kế hoạch, thiết kế sản phẩm.
Mô tả sản phẩm, các bước thực hiện.
Viết, vẽ bản thảo sản phẩm, các bước thực hiện.
Viết, vẽ bản thảo sản phẩm, các bước thực hiện công phu, chi tiết.
15 Dám thử, không lo lắng về những chỉ trích.
Cá nhân dám thử, không lo lắng về những chỉ trích.
Đề nghị bạn cùng thử. Đưa ra lý lẽ để thuyết phục bạn cùng thử. 16 Kiên trì. Thử sai, cải tiến sản phẩm 1
lần.
Thử sai, cải tiến sản phẩm 2 lần. Thử sai, cải tiến sản phẩm cho đến khi thành công.
17
Sản xuất/ sử dụng ý tưởng mới, mang lại kết
quả tích cực.
Tham gia tạo ra sản phẩm. Tham gia tích cực tạo ra sản phẩm. Tạo ra sản phẩm tốt.
Giao tiếp
18 Lắng nghe hiệu quả. Có lắng nghe, hiểu nhưng đôi khi không chú tâm lắm.
Lắng nghe, hưởng ứng bằng lời nói. Lắng nghe, hưởng ứng bằng lời nói, hành động.
19
Ghi chép ý tưởng/kết quả quan sát/q trình thử nghiệm bằng kí hiệu,
hình vẽ, sơ đồ.
Sao chép theo mẫu. Sao chép theo mẫu có, có thêm 1 chi tiết vẽ sáng tạo.
Sao chép theo mẫu có, có thêm trên 1 chi tiết vẽ sáng tạo.
20 Trình bày ý tưởng rõ ràng, ngắn gọn, logic.
Trình bày có sự hướng dẫn. Tự tin trình bày đầy đủ, rõ ràng. Tự tin trình bày đầy đủ, rõ ràng. Có giải thích thêm.
21
Sử dụng cơng nghệ, các loại hình nghệ thuật để
truyền tải thơng điệp.
Sử dụng 1 loại hình. Sử dụng 2 loại hình. Sử dụng trên 2 loại hình.
22 Tham gia thảo luận tự tin trong nhiều hoàn cảnh.
Có tham gia thảo luận. Tham gia thảo luận tích cực. Tham gia thảo luận tích cực.
Tự tin về sản phẩm, suy nghĩ của mình. 23 Đưa ra lời nhận xét tích cực, ủng hộ, cổ vũ sự cố gắng của bạn. Đưa ra lời nhận xét tích cực cho 1 bạn.
Đưa ra lời nhận xét tích cực cho nhóm bạn.
Đưa ra lời nhận xét tích cực, ủng hộ và cổ vũ sự cố gắng của nhóm bạn.
Tiểu kết chương 1