KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 63)

Trình độ chun mơn và thâm niên cơng tác của CBQL và GVMN cơng lập có phần nhỉnh hơn so với các trường tư thục, điều này là một lợi thế cho việc thực hiện chương trình GDMN ở các trường công lập. Trong số 11 trường được khảo sát chỉ có 1 CBQL có trình độ thạc sĩ chun ngành quản lý giáo dục.

Bảng 2.6. Bảng thống kê trình độ của CBQL và GVMN tại 11 trường được khảo sát. Trình độ CBQL GVMN CL TT CL TT Trung cấp GDMN 0 0 3 13 Cao đẳng GDMN 0 0 17 24 Đại học GDMN 7 14 27 10 Thạc sĩ 1 (QLGD) 0 0 0 Tổng cộng 8 14 47 47

Bảng 2.7. Bảng thống kê thâm niên công tác của CBQL và GVMN tại 11 trường được khảo sát.

Thâm niên công tác CBQL GVMN

CL TT CL TT

5 – 10 năm 2 9 29 25

Trên 10 năm 6 4 8 4

Tổng cộng 8 14 47 47

Bảng 2.8. Bảng thống kê trình độ của phụ huynh lớp Lá 1 Trường mầm non tư thục Thỏ Nâu

Trình độ văn hóa Bố Mẹ

Dưới 12 7 9

12/12 12 11

Trên 12 5 4

Tổng cộng 24 24

Bảng 2.9. Bảng thống kê sự hiểu biết của CBQL và GVMN về STEAM

STT Sự hiểu biết của CBQL và GVMN về STEAM

Tần suất lựa

chọn Phần trăm (%) CL TT TC

1 Chưa nghe bao giờ 22 22 44 37.93

2 Có nghe nhưng chưa hiểu rõ 26 28 54 46.55

3 Có nghe và hiểu rõ nhưng chưa vận dụng 0 1 1 0.86

4 Đã vận dụng nhưng chưa hiệu quả 0 0 0 0

5 Đã vận dụng và bước đầu đạt một số hiệu

quả nhất định 7 10 17 14.66

Biểu đồ 2.1. Khảo sát sự hiểu biết của CBQL và GVMN về STEAM

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi với 116 CBQL và GVMN cho thấy có 44 người tương ứng với 37.93% chưa nghe về STEAM, 54 người tương ứng với 46.55% có nghe nhưng chưa hiểu rõ, 1 người tương ứng với 0.86% có nghe và hiểu rõ nhưng chưa vận dụng, 17 người tương ứng với 14.66% đã vận dụng và bước đầu đạt một số hiệu quả nhất định, không người tương ứng với 0% đã vận dụng nhưng chưa hiệu quả. Như vậy, kết quả thống kê từ cả 2 loại hình cơng lập và tư thục cho thấy số lượng CBQL và GVMN đã nghe, đã vận dụng là 72/116 người, chiếm tỷ lệ 62,07%.

Phân tích kỹ hơn vào nhóm đối tượng được khảo sát ở loại hình cơng lập cho biết “đã vận dụng và bước đầu đạt một số hiệu quả nhất định” thì chúng tơi nhận thấy nhóm này nằm ở cùng 1 trường công lập, đối chiếu với kết quả phỏng vấn chúng tơi nhận thấy có sự mâu thuẫn, cụ thể như sau, trong cuộc trị chuyện lần đầu tiên với cơ hiệu trưởng để xin phép cô triển khai phiếu hỏi cho các CBQL và GVMN tại trường, cô cho biết cô chưa biết về STEAM, nhưng kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi lại thể hiện trường đã vận dụng, bước đầu đạt một số hiệu quả nhất định, tình huống này lại lặp lại một lần nữa đối với tổ trưởng tổ chuyên môn khối

Lá của trường, từ đây cho thấy rằng sau cuộc trị chuyện hơm ấy các cơ mới tìm hiểu về STEAM. Trong cuộc phỏng vấn lần thứ hai sau khi thu phiếu hỏi, điều tra viên có đưa ra thắc mắc về vấn đề này thì cơ tổ trưởng tổ chuyên môn khối Lá cho biết: “thật ra trước giờ hình như tơi đã dạy STEAM nhưng chỉ là chưa phân tích sâu về nội dung tích hợp trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, nghệ thuật mà thơi”. Từ đây có thể kết luận ở loại hình trường cơng lập chỉ dừng lại ở việc có nghe chứ chưa thực sự vận dụng trong dạy học.

Ngoài ra, phần lớn CBQL và GVMN sau khi thực hiện phiếu hỏi đều có mong muốn được người nghiên cứu giải thích thêm về STEAM, đây là những cơ sở quan trọng cho việc đưa ra đề xuất dạy trẻ khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEAM.

Bảng 2.10. Bảng thống kê hình thức CBQL và GVMN tiếp cận với STEAM

STT Đã từng nghe về STEAM qua

Tần suất lựa

chọn Phần

trăm (%) CL TT TC

1 Các buổi tập huấn của Phòng, Sở Giáo Dục. 0 0 0 0 2 Các buổi họp chuyên môn của nhà trường. 17 25 42 58.33 3 Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. 33 39 72 100 4 Báo chí, phương tiện thơng tin đại chúng. 30 11 4 56.94 5 Tự nghiên cứu sách, tài liệu chuyên ngành. 7 1 8 11.11 6 Đã tham gia các khóa học về STEAM. 0 12 12 16.66

Biểu đồ 2.2. Khảo sát hình thức CBQL và GVMN tiếp cận với STEAM

Chúng tơi tiếp tục phân tích đến các hình thức CBQL và GVMN tiếp cận với STEAM, do một CBQL hay GVMN có thể tiếp cận bằng nhiều hình thức, vì vậy chúng tơi chọn cách tính tỉ lệ dựa trên số lượng ý kiến của họ. Trong số 72 đối tượng chọn “đã nghe” đều xác nhận đây là cách tiếp cận mới hoàn toàn chưa nghe hay được tập huấn từ Sở, Phòng Giáo Dục, chủ yếu biết qua trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp, báo chí và phương tiện thơng tin đại chúng. Số lượng CBQL và GVMN đã tham gia các khóa học về STEAM là 12/72 người, chiếm tỷ lệ 16,66% nhưng số này chỉ nằm ở loại hình trường tư thục, từ đó cho thấy khu vực trường tư thục có sự linh hoạt và nhạy bén hơn trong việc tiếp cận STEAM so với loại hình trường cơng lập. Cô HTBY cho biết: “Cơ có sắp xếp cho HPCM tham gia khóa học về STEAM ở trường ĐH Hồng Bàng, cơ cũng có tham dự và cơ rất thích phương pháp GD STEAM, sau đó về trường hiệu phó chun mơn có tổ chức bồi dưỡng lại cho các giáo viên trong sinh hoạt chun mơn hàng tháng. Có bồi dưỡng rồi, nhưng cũng chưa vận dụng được vì các cơ đi tập huấn khóa cũng ngắn hạn, vẫn chưa hiểu rõ lắm. Bản thân cô cũng mong muốn các cô trong trường sẽ được tiếp cận với các phương pháp giáo dục mới, trong tháng này cơ có mời thạc sĩ N.T.L đến tập huấn

cho các cô về dạy học dự án, cô hy vọng các cô sẽ cập nhật thêm các phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới”.

Bên cạnh đó số liệu cũng cho thấy chỉ 11.11% thầy cô đã nghe về STEAM thông qua việc tự nghiên cứu thêm sách, tài liệu chuyên ngành, cho thấy khả năng tự học, tự trau dồi trình độ chun mơn của CBQL và GVMN là chưa cao.

Từ phiếu hỏi chúng tôi đã tổng hợp được một số hoạt động STEAM mà các trường đã triển khai dạy trên trẻ: Tính tan của xà phịng (xà bơng cục, bột, nước); tạo hình từ mút xốp hơi; sự đổi màu của bắp cải; núi lửa phun trào; sự đơng đặc của nước; những trị chơi từ dây thun; thí nghiệm sự kì diệu của nước; tạo phương tiện giao thông từ thùng carton.

Qua các hoạt động STEAM đó, đa phần GVMN đều đưa ra các đánh giá tích cực như: “trẻ hứng thú hơn, trẻ được thực hành trải nghiệm giải quyết vấn đề, trẻ sáng tạo, tích hợp các nội dung học được nhiều hơn, nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm, gần gũi với cuộc sống hằng ngày”, mặt khác cũng có một ý kiến về hạn chế, có những ý kiến tương đối đúng: “chỉ áp dụng hiệu quả khi lớp học có ít trẻ; địi hỏi GV phải am hiểu nhu cầu của trẻ và phương pháp STEAM”, có những ý kiến cịn bị ảnh hưởng nhiều bởi quan điểm lấy cô làm trung tâm, dạy học chú trọng truyền tải nội dung kiến thức đến cho trẻ: “GV cần tìm tịi cách giải thích hiện tượng cho trẻ sao phải thật dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng kiến thức khoa học”.

Chia sẻ của cô HPCMBY về việc thực hiện PPGD STEAM tại trường mình như sau: “Sau khi được trường cho học tập huấn khóa thì tơi đã triển khai tại trường bằng cách đưa ra gợi ý các hoạt động, cách thực hiện cho các cơ, tùy vào tình hình thực tế các cơ đã tự lên kế hoạch các hoạt động phù hợp với lịch trình của lớp. Về đề tài này thì đầu tiên, ở lớp lá 1, các cơ cho bé tìm hiểu về các bộ phận của máy bay: cánh, đuôi, cửa sổ, thân, bánh xe. Lớp lá 2 thì các cơ cho bé tìm hiểu về xe ơ bánh: ơ tơ, xe bt... Sau đó cơ cho các bé tự thiết kế máy bay, ô tô từ thùng carton dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ từ cô. Cuối cùng, vào ngày cuối khi tổng kết các hoạt động thì các lớp sẽ triển lãm các sản phẩm của mình cho các bạn và bố mẹ xem. Từ hoạt động đó các cơ đã viết ra một số đề tài khác, nếu phân tích kỹ ra đều thấy có tích hợp các lĩnh vực trong STEAM như sử dụng que đè lưỡi để làm đồ chơi như

chuồn chuồn, chong chóng; nhà thiết kế thời trang: bé tự thiết kế quần áo bằng giấy... Nhìn chung thì các hoạt động chỉ có hơi hướng STEAM như tạo ra các sản phẩm, mơ hình thơi chứ cũng không thể hiện được bản chất của các trải nghiệm STEAM đúng nghĩa”

Cô cũng chia sẻ thêm về một số lý do khiến việc áp dụng phương pháp GD STEAM tại trường cô chưa hiệu quả: “chưa có tài liệu chuẩn về STEAM, chuyên mơn các cơ cịn yếu vì đa số mới ra trường chưa có kinh nghiệm, các cơ cũng ít chịu tự học hỏi trau dồi các phương pháp dạy học mới, bồi dưỡng sao thì các bạn làm vậy, các hoạt động chủ yếu do cô khởi xướng, chứ không đi theo nhu cầu hứng thú của trẻ được, rất khó khi đáp ứng nhu cầu của trẻ thực sự, khơng có thời gian xuống quan sát dự giờ các lớp, chỉ thấy tổng kết là có các sản phẩm mơ hình, mà nhìn chung thì chắc cơ làm nhiều hơn trẻ”.

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp các trường đã vận dụng STEAM STT Trường Lứa tuổi SL lớp Bắt đầu áp dụng Hiện tại Kết quả Ý kiến của HT Ý kiến của HPCM 1 MNCL HAD 5 – 6 tuổi 3 Tháng 12/2019 Đang áp dụng Kết quả khả quan: trẻ hứng thú tham gia HĐ, GV tự tin khi tổ chức HĐ. Kết quả khả quan: trẻ hứng thú, GV mạnh dạn tự tin. 2 MNTT MT 5 – 6 tuổi 2 Tháng 10/2019 Đang áp dụng Thành công Thành công 3 MNTT BY 5 – 6 tuổi 2 Tháng 3/2019 Đang áp dụng Trẻ được trải nghiệm nên rất hứng thú. Trẻ biết kết hợp các kỹ năng và tư duy, phối hợp với bạn để giải quyết nhiệm vụ. Trẻ hứng thú. Kích thích trẻ khám phá, tìm tịi.

Bảng 2.12. Bảng tổng hợp các hoạt động STEAM đã thực hiện tại 11 trường trong khu vực khảo sát

STT Mã trường Tên đề tài đã dạy

Thời gian diễn ra

Nhận xét về kết quả dạy học theo STEAM

Ưu điểm Hạn chế 1 MNCLHAD Tính tan của xà phịng (xà bơng cục, bột, nước). Tháng 12/2019

Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

Trẻ được tự do khám phá trải nghiệm với các NVL.

Trẻ hào hứng tạo ra sản phẩm của riêng mình, trẻ thích thú khoe với ba mẹ về sản phẩm mà trẻ làm ra.

Trẻ nhận ra được kết quả sau khi thực hiện thí nghiệm.

GV có thể tích hợp nhiều nội dung học khác nhau vào hoạt động.

Trẻ được vận dụng kinh nghiệm đã có giải quyết vấn đề mà bé quan tâm.

Sỉ số lớp đông nên thời gian cho trẻ trải nghiệm ít. Cơ vất vả khi tổ chức hoạt động.

Chỉ áp dụng hiệu quả khi lớp học có ít học sinh như vậy trẻ mới trải nghiệm đầy đủ hoàn toàn nội dung cần truyền đạt. 2 Tạo hình từ mút xốp hơi Tháng 12/2019 3 Sự đổi màu của bắp cải Tháng 12/2019 4 Núi lửa phun

trào Tháng 12/2019 5 Sự đông đặc của nước Tháng 12/2019 6 MNTTMT Những trò chơi từ dây thun Vào HĐ ngồi trời của

lớp lá trong

Trẻ thích thú, tích cực tham gia hoạt động cùng các bạn, sáng tạo thêm những cách chơi khác; Trẻ biết chia sẻ, chơi vui cùng các bạn.

7

Thí nghiệm Sự kỳ diệu

của nước

30 phút. Khơng giới hạn vật dụng, NVL đơn giản, dễ tìm, gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Trẻ phát triển tự nhiên khả năng sáng tạo từ những hoạt động hằng ngày.

Trẻ được thử sai đúc kết kinh nghiệm, thực hiện tích cực theo ý trẻ, từ đó có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cho cuộc sống.

8 MNTTBY Tạo phương tiện giao thông từ thùng carton. Tháng 3/2019

Trẻ hứng thú, nhận biết được một số phương tiện giao thông bằng trải nghiệm, thực hành tạo mơ hình phương tiện giao thông cùng cô và sử dụng mơ hình làm ra để chơi cùng bạn. Qua đó biết được các bộ phận và cách vận hành 1 số phương tiện giao thơng cơ bản.

Địi hỏi GV phải am hiểu nhu cầu của trẻ và phương pháp STEAM

9

Thí nghiệm bắp cải đổi

màu

Tháng 3/2019 Trẻ thích thú, đặt nhiều câu hỏi.

GV cần tìm tịi cách giải thích hiện tượng cho trẻ sao phải thật dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng kiến thức khoa học.

Bảng 2.13. Bảng thống kê tần suất ý kiến của CBQL và GVMN về mức độ phù hợp của STEAM đối với bậc học mầm non

STT STEAM phù hợp với Mức độ Không phù hợp Ít phù hợp Khá phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 1 ĐĐ phát triển nhận thức trẻ MN 8 9 9 22 24

2 Dạy học lấy trẻ làm trung tâm 0 1 11 27 33

3 Dạy học theo cách tiếp cận

tích hợp 0 7 9 27 29

4 Dạy học phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo 0 0 12 31 29

5

Điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có của trường

6 12 19 21 14

Bảng 2.14. Bảng thống kê ý kiến của CBQL và GVMN về mức độ phù hợp của STEAM đối với bậc học mầm non bằng phần mềm SPSS 26

Thống kê mô tả

Tên

biến Mô tả biến Mẫu

Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn ĐĐ 1 STEAM phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức trẻ mầm non. 72 3,63 1 5 1,358

ĐĐ 2 STEAM phù hợp với dạy

học lấy trẻ làm trung tâm. 72 4,28 2 5 0,773 ĐĐ 3 STEAM phù hợp với dạy

ĐĐ 4 STEAM phù hợp với

phương pháp dạy tích cực. 72 4,24 3 5 0,722

ĐĐ 5

STEAM phù hợp với điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của trường.

72 3,40 1 5 1,195

Thêm vào đó, chúng tơi cũng phân tích số liệu thống kê ý kiến của CBQL và GVMN về mức độ phù hợp của STEAM đối với bậc học mầm non.

Các biến ĐĐ 2, ĐĐ 3 có độ lệch chuẩn tương đối thấp là 0,773 và 0,960 cho thấy các đối tượng khảo sát trả lời các đáp án khơng chênh lệch nhau nhiều với giá trị trung bình lần lượt là 4,28 và 4,08 tức dao động trong khoảng 4 và 5. Như vậy đa số người được khảo sát cho rằng STEAM phù hợp với dạy học lấy trẻ làm trung tâm và dạy học tích hợp. Các biến ĐĐ 1, ĐĐ 5 có giá trị trung bình lần lượt là 3,63 và 3,40 tức dao động trong khoảng 3 và 4, như vậy đa số người khảo sát cho rằng STEAM khá phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức trẻ mầm non và điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực của trường. Ngoài ra, xét độ lệch chuẩn tương đối cao của 2 biến ĐĐ 1, ĐĐ 5 là 1,358 và 1,195 cho thấy các đối tượng khảo sát có những nhận định rất khác biệt nhau. Có tới 17/72 ý kiến cho rằng STEAM khơng hoặc ít phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức trẻ MN, 18/72 ý kiến có rằng STEAM khơng hoặc ít phù hợp với điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có của trường, dữ liệu này đã phần nào khẳng định thêm rằng mặc dù có nghe về STEAM nhưng một số vẫn còn chưa hiểu rõ và cịn có những định kiến sai lầm về

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)