GIÁO DỤC STEAM TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 28 - 29)

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.3. GIÁO DỤC STEAM TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam, giáo dục STEAM cũng chính là định hướng của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo trong những năm gần đây. Trong báo cáo rút kinh nghiệm thực hiện chương trình GDMN năm học 2018 – 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 – 2020, Sở GD&ĐT – Phòng GDMN xác định phương hướng thực hiện chương trình GDMN trong thời gian tới là: Phối hợp tập huấn vận dụng giáo dục STEAM vào chương trình GDMN năm học 2019 – 2020.

STEAM là vấn đề nóng được nhiều nhà nghiên cứu và giáo dục ở Việt Nam quan tâm, đã có rất nhiều những buổi hội thảo, các khóa học liên kết với nước ngoài được tổ chức liên tục để hướng dẫn, học tập kinh nghiệm triển khai thực hiện STEAM tại trường MN, như hội thảo Áp dụng STEAM trong GDMN - Trao quyền cho trẻ khám phá thế giới (ngày 21/9/2019) và Tập huấn STEAM trong lớp học mầm non (ngày 14/3/2020) do trường ĐH Hồng Bàng tổ chức; khóa học Những cách làm tốt nhất trong GD STEAM - chương trình được đào tạo bởi cô Diana Wehrell- Grabowski một chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm về GD STEM ở Mỹ diễn ra tại Hà Nội (tháng 8/2019).

Mặc dù không nhiều, nhưng cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu về STEAM được cơng bố tại Việt Nam có thể kể đến như: “Giáo dục STEAM từ trải nghiệm – thực hành hành đến tư duy sáng tạo” của tác giả Nguyễn Thành Hải xuất bản năm 2019. Theo ông, giáo dục STEAM không phải là một sự thay thế hay loại bỏ một chương trình học đã có trước đó, đó trước hết đơn giản là đi từ một khẩu hiệu mang tính khích lệ tinh thần giáo dục hướng đến các môn học và ngành nghề liên quan đến các lĩnh vực STEAM để dẫn đến những cải cách mang tính đột phá trong

dạy và học (Nguyễn Thành Hải, 2019). Nguyễn Minh Anh, Trương Thị Kim Oanh nghiên cứu về “Giáo dục STEAM - mối quan hệ giữa các trải nghiệm khoa học và nghệ thuật đối với sự phát triển toàn diện của trẻ MN”, nghiên cứu nhấn mạnh đối với trẻ MN kết hợp nghệ thuật vào STEM là cách tiếp cận hợp lý nhất để vừa phát huy năng lực tiếp thu khoa học của trẻ vừa phát huy sự linh hoạt, sáng tạo, tư duy phản biện, hợp tác, giao tiếp, giúp trẻ phát triển toàn diện (Nguyễn Minh Anh, Trương Thị Kim Oanh, 2019). Ngồi ra cịn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí Thơng tin Khoa học và rèn luyện nghề số tháng 3/2020: Nguyễn Thị Quỳnh Trâm với “Ứng dụng STEAM vào các hoạt động giáo dục nghệ thuật cho trẻ mầm non”, Phạm Thị Thùy Trang với “Phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”. Nhìn chung những nghiên cứu này chỉ mới ở bước tổng hợp các lý thuyết, tính ưu việt về giáo dục STEAM và những hướng có thể ứng dụng cách tiếp cận này cho trẻ mầm non nói chung, nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa làm rõ nguyên tắc ứng dụng, cách thiết kế môi trường, các bước tiến hành, cách làm sao cho phù hợp với từng đối tượng trẻ mầm non ở từng độ tuổi khác nhau cũng như kết quả thử nghiệm trong thực tế có khả thi hay khơng.

Từ những cơng trình nghiên cứu và thực tiễn triển khai STEAM trên thế giới cũng như tại Việt Nam chúng tôi nhận thấy xu hướng dạy học theo cách tiếp cận STEAM đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cách tiếp cận này mang nhiều ưu điểm vượt trội, có khả năng giúp người học phát triển tồn diện, đáp ứng nguồn nhân lực trong tương lai thúc đẩy nền kinh tế trong thời đại mới và nó có thể phù hợp để triển khai tại các lớp 5 – 6 tuổi tại Việt Nam. Tất cả những lý do trên là nguồn động lực để chúng tơi đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu và ứng dụng cách tiếp cận STEAM vào dạy trẻ 5 – 6 tuổi khám phá khoa học.

Một phần của tài liệu Yến Linh-LV STEAM- 27.4.2021 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)